Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động 2012

Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động

Nội dung tư vấn:

Chào Luật sư của LVN Group Hiện tại em đang làm nhân viên bảo vệ cho cty dịch vụ bảo vệ trả lương theo hình thức tiền mặt.lúc vào làm có ký hợp đồng lao động đầy đủ và điều kiện của công ty đặt ra là khi muốn thôi việc phải viết đơn trước 30 ngày.hiện tại em đã viết đơn thôi việc từ ngày 20/08 đến ngày 20/09 nhưng đến nay công ty vẫn không trả lương 30 ngày lương tháng 08 và 20 ngày lương tháng 09.cho em mà hẹn từ 25/09 đến nay vẫn không giải quyết lương lấy lý do này kia từ chối gặp mặt và chỉ gặp được thư ký. Hỏi thư ký thì thư ký nói giám đốc giữ lương chị không biết để từ chối trả lương. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em làm cách nào để nhận được 50 ngày lương của em.em xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group

Điều 47 BLLĐ 2012 có quy định như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Theo đó,công ty bạn phải thực hiện thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày trong trường hợp đặc biệt. Theo đó, nếu hết thời hạn trên mà công ty không thanh toán tiền lương làm việc 50 ngày này của bạn thì bạn có thể làm đơn yêu cầu công ty thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Nếu không được giải quyết bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án nơi công ty có trụ sở để giải quyết.

Gửi Luật sư của LVN Group! Tôi làm từ 8/2007 đến nay 09/ 2016. Nay tôi nghỉ việc ngoài tiền trợ cấp thôi việc 1 năm nửa tháng lương ra tôi có được tính thêm tiền thâm niên khi tôi làm việc đã được 9 năm ko? Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn gấp giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn

Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên chúng tôi không thể xác định được bạn có thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên và đủ điều kiện để được hưởng loại phụ cấp này hay không. Do đó chúng tôi xin cung cấp căn cứ pháp lý về đối tượng và điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên được quy định tại điều 1 và ĐIều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư liên tịch số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP như sau:

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Nghị định này quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Điều 2. Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Điều 1. Hướng dẫn về đối tượng và phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP

1. Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

2. Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:

a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);

b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.

kính chào Luật sư của LVN Group. cho em hỏi là em làm nhà máy mỳ foococev phú yên được 1 năm 3 tháng. lúc mà cty kêu lên ký hợp đồng thì em lên chỉ nhận được 2 tờ giấy e đọc thấy là biên bản hợp đồng lao động. cty bảo em ký 2 chữ ký phía sau rồi nộp lại. em củng không biết là em đã ký hợp đồng hay chưa. tháng 8 này thì cty cho nghĩ gần 100 công nhân mà sao không thấy giải quyết chế độ gì cả. cả tháng rồi em và tất cả mọi người bị cho thôi việc thì vẫn chưa thấy gì. em chỉ xin hỏi như thế thôi. cảm ơn Luật sư của LVN Group đã bỏ chút thời gian quý báu của mình đọc mấy chữ này. em xin cảm ơn…

Theo như thông tin bạn cung cấp, công ty bạn đột xuất cho công nhân nghỉ mà không có lý do là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và công ty sẽ phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 48 BLLĐ như sau:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Chào Luật sư Tháng 12/2015 tôi có kí hợp đồng lao động 6 tháng vs một trường dạy nghề trực thuộc sở lao động thương binh thành phố. Sau khi hết hợp đồng, tôi có kí lại hợp đồng 1 năm với trường ( 1/6/2016 – 31/5/2017), nhưng sau đó trường có tổ chức thi viên chức vào tháng 9/2016 nhưng tôi ko trúng tuyển.Do đó, nhà trường lấy lí do này để yêu cầu tôi thôi việc trước thời hạn. Vậy t có được hưởng quyền lợi gì ko ạ? Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012 vềQuyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động thì nhà trường chỉ được chấm dứt HĐLĐ với bạn trong các trường hợp sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Theo đó, đối với trường hợp của bạn thì nhà trường đã chấm dứt HĐLĐ với bạn trái pháp luật. Do đó, Nhà trường sẽ phải có nghĩa vụ theo quy định tại Điều 42 BLLĐ 2012 như sau:

Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Thưa Luật sư của LVN Group. Em đang ký HDLD với công ty 2 năm. Em viết đơn xin thôi việc gửi đến Ban Giám Đốc công ty từ ngày 24/9/2016 và đến 24/10/2016 là em nghĩ việc, nhưng đến hôm nay BGĐ thuyết phục em thay đổi quyết định chứ không ký đơn cho em nghĩ việc, nhưng em vẫn không thay đổi ý định của mình. Hôm nay em có gửi email đến phòng nhân sự để nhắc lại 1 lần nữa và nhận được phản hồi: “- Đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không được sự đồng ý tứ phía công ty : bồi thường ½ tháng lương. – Vi phạm qui định về thời gian báo trước : bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của những ngày báo trước.” Em thắc mắc là mình đã nộp đơn đúng hạn thì sao gọi là vi phạm qiu định về thời gian báo trước? Xin tư vấn trường hợp của em thế nào? em nhận được gì và phải có nghĩa vụ gì với công ty hay không? Xin chân thành cảm ơn

Điều 37 BLLĐ 2012 có quy định:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã ký với công ty HĐLĐ xác định định thời hạn. Do đó, bạn chỉ được chấm dứt HĐLĐ với công ty trong các trường hợp tại Khoản 1 Điều 37 và thực hiện báo trước theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Do đó, nếu việc chấm dứt HĐLĐ với công ty của bạn thuộc các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 và bạn đã thực hiện đúng thủ tục thông báo thì việc chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và công ty không có quyền yêu cầu bạn phải bồi thường như trên.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

 Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty Luật LVN Group.