1. Di sản là gì?
Di sản là phần tài sản của người chết để lại, di sản bao gồm phần tài sản chung của người chết với người khác hoặc là tài sản riêng của người chết để lại.
Di sản bao gồm động sản và bất động sản hiện hữu hoặc bất động sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật.
Bất động sản bao gồm:
– Đất đai;
– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;
– Tài sản khác gắn liền với đất;
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Ví dụ: phương tiện vận tải(ô tô, xe gắn máy), hàng hoá, …
2. Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, hoặc trong trường hợp Toà án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Toà án nhân dân có đủ căn cứ để xác định một người đã chết theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ông A bị nhồi máu cơ tim và chết vào ngày 12/12/2019, trước khi chết ông A có để lại một chiếc xe oto đứng tên chính chủ của ông A. Vậy trong trường hợp này thời điểm mở thừa kế của ông A là ngày ông A chết – tức là ngày 12/12/2019.
3. Trường hợp nào thì phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì khi một người chết pháp luật sẽ ưu tiên việc phân chia di sản của họ theo di chúc; trong trường hợp người có tài sản chết và không để lại di chúc, hoặc họ có để lại di chúc nhưng di chúc của họ không hợp pháp; hoặc những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; hoặc những người được chỉ định trong di chúc của người chết để lại mà người được chỉ định không có quyền hưởng di sản; từ chối nhận di sản thì trong trường hợp đó phần tài sản do người chết để lại sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.
4. Hàng thừa kế bao gồm những ai?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những hàng thừa kế theo pháp luật, bao gồm:
– Hàng thừa kế thứ nhất là: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi; vợ, chồng của người chết để lại di sản.
– Hàng thừa kế thứ hai là: ông – bà nội; ông – bà ngoại; anh – chị – em ruột của người chết để lại di sản; cháu ruột của người chết mà người chết là ông – bà nội; ông – bà ngoại.
– Hàng thừa kế thứ ba là: cụ nội – ngoại của người chết; bác – chú – cô – cậu – dì ruột của người chết; cháu ruột mà người chết là bác – chú – cậu – cô – dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội – ngoại.
Trong trường hợp khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế cùng hàng khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống sau khi sinh ra sẽ được hưởng, ngoài ra trong trường hợp không có hàng thừa kế nào thì phần tài sản của người chết để lại sẽ được xung vào công quỹ nhà nước.
Những người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thứa kế trước đó do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
5. Cháu có được hưởng thừa kế của ông bà khi cha mẹ mất trước không?
Như vậy, trong trường hợp người chết để lại di sản thì di sản sẽ được phân chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật; bên cạnh đó quy định của Bộ luật dân sự còn đặt ra một chế định liên quan đến việc thừa kế thế vị tại Điều 652 như sau:
“Nếu trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắc được hưởng nếu còn sống.”
Câu hỏi thứ nhất được Khách hàng đặt ra với công ty Luật LVN Group như sau: Ông A có một mảnh đất và có một căn nhà ở gắn liền với đất là tài sản riêng của một mình ông A, ông A có ba người con là B,C,D. Anh B đã chết từ năm 2012, anh B đã có con là E. 2018 ông A chết đột tử và không kịp để lại di chúc, lúc ông A chết thì vợ hợp pháp của ông A là bà F vẫn còn sống, bố mẹ của ông A đã chết từ những năm 1985,1986 . Vậy căn nhà của ông A sẽ được phân chia như thế nào?
Công ty Luật LVN Group đưa ra câu trả lời như sau: Theo căn cứ quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015 thì trong trường hợp của ông A nêu trên di sản của ông A sẽ được phân chia như sau:
– Thứ nhất, di sản của ông A để lại là mảnh đất và căn nhà gắn liền với đất, và đây là tài sản riêng của ông A.
– Thứ hai, thời điểm mở di sản của ông A là năm 2018, vì năm 2018 là thời điểm ông A chết. Bên cạnh đó ông A chết không để lại di chúc định đoạt tài sản nên phần tài sản của ông A để lại sẽ phân chia theo quy định của pháp luật, tức là sẽ phân chia di sản của ông theo các hàng kế.
– Thứ ba, hàng thừa kế thứ nhất của ông A bao gồm: vợ ông A – bà F, con của ông A là B,C,D. Tuy nhiên trong trường hợp này anh B đã chết trước thời điểm ông A chết nên phần anh B được hưởng trong phần di sản của ông A sẽ được thế vị cho cháu E là con của anh B theo quy định của pháp luật về thừua kế thế vị.
– Thứ tư, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A sẽ được phân chia một phần di sản bằng nhau.
Bên cạnh đó khách hàng cũng có vướng mắc về tình huống khác như sau: bà T có một sổ tiết kiệm 500.000.000(bằng chữ: năm trăm triệu đồng), đây là tài sản riêng của bà T, chồng bà T đã chết từ năm 2000 và sau đó bà T ở vậy nuôi con và không kết hôn với ai, bố mẹ bà T cũng đã chết từ trước năm 2000, năm 2020 bà T chết không kịp để lại di sản, bà T có hai con là P và G. Năm 2021 P chết do tai nạn giao thông không có di chúc để lại, P có chồng hợp pháp tên Q và có người con tên H. Vậy sổ tiết kiệm của bà T sẽ được chia như thế nào?
Đối với phần vướng mắc này của Khách hàng, công ty Luật LVN Group trả lời như sau: Vì bà T chết không có di chúc nên phần di sản tiền tiết kiệm 500.000.000 này sẽ được phân chia cho hàng thừa kế thứ nhất của bà T theo quy định của pháp luật, cụ thể hàng thừa kế thứ nhất của bà T là con P và G của bà T. Sau đó phần di sản của con P được hưởng sẽ được chuyển tiếp cho hàng thừa kế thứ nhất của P là chồng Q và con H.
Như vậy, phần di sản của P và G được hưởng là như nhau, mỗi người được 250.000.000 đồng, sau đó phần của P sẽ được chia cho hai người là Q và H mỗi người được 125.000.000 đồng. Đây là ví dụ điển hình về chế định thừa kế chuyển tiếp theo quy định của pháp luật.
Trên đây là phần trao đổi của công ty Luật LVN Group, nếu còn vướng mắc hoặc chưa rõ về việc này, quý Khách hàng liên hệ: 1900.0191, để được Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến hoặc gửi thư về hộp Email của chúng tôi để được giải đáp ứng mắc.