1. Cháu liệt sĩ có được hưởng trợ cấp người có công không?
Luật sư tư vấn:
Hiện nay, việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2013/TT-BXD Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 22/1013/QĐ-TTg.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 22/2013/QĐ-TTg về đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
Trường hợp này 2 cô của bạn hưởng trợ cấp theo điểm c khoản 1 điều 2 của nghị định. Mặt khác khái niệm thân nhân liệt sỹ được quy định là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con nuôi và con đẻ); người có công nuôi dưỡng khi liệt sỹ còn nhỏ. (Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2007 và 2012).
Như vậy, đối với trường hợp này của bạn, cả ông bà nội và cha bạn đều mất. Hiện tại, gia đình bạn không có người thuộc vào đối tượng được hỗ trợ. Vậy nên, Phòng Thương binh và xã hội ở UBND xã trả lời bạn như vậy là đúng. Việc gia đình bạn đang thời cúng ông nội là liệt sỹ thì sẽ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ mỗi năm một lần.
Trân trọng./.
2. Mức trợ cấp đối với người có công ?
Luật sư tư vấn:
Bà mẹ Việt Nam anh hùng là danh hiệu mà nhà nước Việt Nam tặng hoặc truy tặng những người phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
Thứ nhất, chế độ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
Điều 15 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 quy định các chế độ, chính sách đối với Bà mẹ Việt nam anh hùng như sau:
– Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 ;
– Phụ cấp hàng tháng;
– Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;
– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
– Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 .
Đối với trường hợp người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình sẽ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.
Thứ hai, trợ cấp đối với người thờ cúng liệt sĩ:
Căn cứ Điều 21 Nghị định 31/2013/NĐ-CP , trợ cấp cho người thờ cúng liệt sĩ như sau:
”1. Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng.
2. Hồ sơ hưởng trợ cấp:
a) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thờ cúng;
b) Biên bản ủy quyền;
c) Hồ sơ liệt sĩ;
d) Quyết định trợ cấp thờ cúng của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội”
Như vậy, hàng tháng, gia đình bạn được hưởng mức trợ cấp là 500.000 đồng mỗi năm cho việc thờ cúng.
Ngoài tiền trợ cấp từ việc thờ cúng gia đình bạn không được hưởng chế độ khác. Trân trọng ./.
3. Luật sư tư vấn chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ ?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định trợ cấp thờ cúng liệt sĩ như sau: “1. Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng.”
Khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng 2005 quy định:
“1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
c) Con;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.”
Như vậy, nếu người có danh nghĩa là vợ của bác bạn là vợ hợp pháp của bác bạn (có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) thì người này sẽ được hưởng trợ cấp tiền tuất tháng do đó mẹ bạn là người thờ cúng sẽ không được hưởng trợ cấp thờ cúng.
Bên phía cơ quan có thẩm quyền cắt chế độ hưởng trợ cấp thờ cúng của mẹ bạn là có căn cứ.
Trân trọng ./.
4. Đối tượng hưởng chế độ trợ cấp của người tàn tật
Để xét chế độ trợ cấp của người tàn tật người tacăn cứ vào mức độ thương tật. Hàng năm, Nhà nước phân bổ ngân sách và các chính sách về người khuyết tật, cùng với việc lồng ghép rất nhiều các chính sách khác để người tàn tật có cơ hội được phát huy hết khả năng của mình trong điều kiện cho phép.
Theo nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45, Luật người khuyết tật.
– Người khuyết tật nặng.
Ngoài đối tượng người tàn tật được xét hưởng trợ cấp xã hội có thêm đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng theo Khoản 2, Điều 44 Luật người khuyết tật có:
– Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
– Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
– Người khuyết tật quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
5. Khái niệm người khuyết tật được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều Luật người khuyết tật 2010 quy định:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Sau khi xác định thuộc người khuyết tật theo quy định trên thì cần tiến hành xác nhận khuyết tật theo để có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định tại Điều 19 Luật người khuyết tật 2010:
“Điều 19. Giấy xác nhận khuyết tật
1. Giấy xác nhận khuyết tật có các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người khuyết tật;
b) Địa chỉ nơi cư trú của người khuyết tật;
c) Dạng khuyết tật;
d) Mức độ khuyết tật.
2. Giấy xác nhận khuyết tật có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký.”
Từ đó sẽ có căn cứ để hưởng bảo trợ xã hội.
Căn cứ Điều 44 Luật người khuyết tật 2010:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.”
6. Thủ tục đề nghị trợ cấp xã hội cho người khuyết tật
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật, người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Để được hưởng loại trợ cấp này, người đề nghị trợ cấp cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
– Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
– Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
– Bản sao Sổ hộ khẩu;
– Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
– Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
– Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi (nếu có).
Sau khi chuẩn bị xong các giấy tờ nói trên, chị sẽ phải gửi bộ hồ sơ này đến Ủy ban nhân dân cấp xã:
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày;
– Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
– Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty Luật LVN Group