Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thương mại của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Thương mại, gọi:  1900.0191

Theo Wikipedia định nghĩa:

(1) Phòng thương mại quốc tế (ICC) là tổ chức kinh doanh thế giới, cho phép doanh nghiệp bảo đảm hòa bình, thịnh vượng và cơ hội cho tất cả mọi người. Hàng trăm nghìn công ty thành viên của nó ở hơn 130 quốc gia có lợi ích trải rộng khắp mọi lĩnh vực của doanh nghiệp tư nhân.ICC được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất khi không có hệ thống qui tắc nào trên thế giới chi phối các quan hệ thương mại, đầu tư, tài chính hoặc thương mại. 

ICC có ba hoạt động chính: thiết lập quy tắc, giải quyết tranh chấp, và vận động chính sách. Bởi vì các công ty thành viên và các hiệp hội của nó tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, ICC có quyền lực vô song trong việc đưa ra các quy tắc chi phối hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Mặc dù các quy tắc này là tự nguyện, nhưng chúng được quan sát trong vô số hàng ngàn giao dịch hàng ngày và đã trở thành một phần của thương mại quốc tế.

Mạng lưới toàn cầu của các ủy ban quốc gia trên 90 nước chủ trương ưu tiên kinh doanh ở cấp quốc gia và khu vực. Hơn 3.000 chuyên gia từ các công ty thành viên của ICC cung cấp những kiến ​​thức và kinh nghiệm của họ để xây dựng quan điểm của ICC về các vấn đề kinh doanh cụ thể.

ICC hỗ trợ công việc của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và nhiều tổ chức liên chính phủ khác, cả quốc tế và khu vực, như G20 nhân danh cho kinh doanh quốc tế. ICC là tổ chức đầu tiên được địa vị tư vấn cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc và địa vị quan sát Liên Hợp Quốc.

 

(2) Không chờ đợi các Chính phủ vào cuộc, những người sáng lập ra ICC đã hành động dựa trên niềm tin của họ rằng khu vực tư nhân có đủ điều kiện tốt nhất để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này tự gọi mình là “các thương nhân của hòa bình”. Sự hiểu biết chuyên sâu rộng về kinh doanh của ICC là từ chuyên môn của các thành viên ICC, hầu hết kiến thức của họ đều có liên quan đến thương mại quốc tế.

1. Logistics là gì?

Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Theo Điều 233 Luật thương mại 2005: Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.

Như vậy logistics chủ yếu là hoạt động phân phối hàng hóa có thể vận chuyển trong nước hoặc vận chuyển quốc tế thúc đẩy thương mại và tạo điều kiện thông thương hàng hóa. 

Logistics trong quan hệ thương mại quốc tế là xuất nhập khẩu và thường tuân thủ theo các điều kiện quốc tế. Các điều kiện quốc tế này thường là các quy định đã được ban hành mà phổ biến nhất đó là bộ quy tắc Incoterm. Hiện nay có nhiều bản quy tắc Incoterm được Phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) ban hành trong đó bộ quy tắc incoterm 2010 là phổ biến nhất.

>> Luật sư tư vấn pháp luật Thương mại, gọi:  1900.0191

2. Incoterm là gì? 

2.1 Định nghĩa Incoterm

Để đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực hoặc trên toàn thế giới diễn ra một cách thuận lợi. Tránh rủi ro và tranh chấp ít nhất giữa các công ty thương mại phòng thương mại quốc tế đã đề ra bộ quy tắc Incoterm để thống nhất tránh nhiệm của các bên. Các khoản phí vận chuyển phải trả. Các loại thuế xuất nhập khẩu, phương thức vận chuyển,…

Incoterms là viết tắt của cụm từ International Commercer Terms. Đây chính là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế, đề cập đến trách nhiệm của người bán và người mua trong hợp đồng ngoại thương. 

Các điều khoản trong Incoterms được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng trong hoạt động mua bán, thương mại quốc tế. Các điều khoản này luôn chú ý đến 2 vấn đề chính:

Trách nhiệm của bên bán và bên mua như thế nào? 

– Khi một loại hàng hóa được xuất nhập khẩu qua biên giới thì có các loại hải quan thủ tục hàng hóa cần đươc hoàn thiện. Vì vậy các bên mua bán phải xác định trách nhiệm ai sẽ là người hoàn thiện hồ sơ này. 

Điểm chuyển gia trách nhiệm từ bên bán sang bên mua ở đâu?

– Nghĩa là thời điểm chuyển giao trách nhiệm chịu rủi ro ở đâu và vào thời điểm nào. Đây là vấn đề rất quan trọng vì đảm bảo được giao dịch của các bên dù xảy ra rủi ro thì hoặc bên mua hoặc bên bán không bị thiết hại nếu hàng hóa có rủi ro.

Bộ quy tắc Incoterms được phát hành bởi phòng Thương mại quôc tế ICC (International Camber of Commerce). Hiện nay, được áp dụng nhiều nhất vẫn là phiên bản được sửa đổi và soạn thảo năm 2010. 

2.2 Nội dung Incoterm

Bộ quy tắc Incoterm 2010 bao gồm 11 điều kiện cơ bản nói về cơ sở giao hàng, phương thức vận tải đó là:
– Nhóm 1 Áp dụng cho mọi phương thức vận tải 
   1. EXW: Quy tắc gia tại xưởng.
   2. FCA: Quy tắc giao hàng cho người chuyên chở.
   3. CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới đích.
   4. CPT: Quy định về cước phí trả tới.
   5. DAT: Quy tắc về giao tại bến.
   6. DAP: Quy tắc về giao hàng tại nơi đến.
   7. DDP: Quy định về giao tại đích đã nộp thuế.
– Nhóm 2: Các điều kiện, quy tắc Incoterms áp dụng riêng cho vận tải biển và đường thuỷ nội địa
   1.FAS: Giao dọc mạn tàu
   2. FOB: Giao hàng trên tàu
   3. FR: Tiền hàng và cước phí
   4. CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí

3. Nội dung điều kiện FOB. 

FOB là cụm từ viết tắt tiếng Anh là Fee On Boat – Giao hàng lên tàu
FOB là một những điều khoản rất phổ biến hiện nay. Giao hàng trên tàu được hiểu là bên bán sẽ giao hàng lên con tàu được bên mua chỉ định . Rủi ro, mất mát được chuyển giao ngay sau khi hàng hoá được xếp lên tàu. Mọi chi phí phát sinh từ thời điểm này đều thuộc trách nhiệm của bên mua. Nếu như hàng hoá chưa được xếp lên tàu thì người bán vẫn chịu trách nhiệm về lô hàng. Còn trách nhiệm của người bán sẽ chuyển giao hoàn toàn cho người mua sau khi hàng đã được chuyển hết lên tàu.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Thương mại, gọi:  1900.0191

3.1 Giá FOB bao gồm những loại chi phí nào?

Giá FOB (Free on board) chính là giá tại cửa khẩu bên nước của người bán. Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. Lưu ý rằng, giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng bằng đường biển, cũng không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển. Ví dụ: Một công ty nhập khẩu gạo của Nhật Bản mua 150 tấn hàng hóa là gạo tám thơm từ một công ty đầu mối Việt Nam. Hai bên thỏa thuận áp dụng quy tắc FOB của Incoterm 2010 trong hợp đồng. Cảng xuất khẩu là cảng TP Hồ Chí Minh. Vậy trong trường hợp này công ty Nhật Bản sẽ chỉ định tàu hàng vận chuyển số lượng hàng hóa này.Bên bán có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa lên bong tàu, kể từ khi hàng hóa lên bong tàu thì trách nhiệm đã được chuyển giao cho bên mua. Tức là hàng hóa xảy ra sự cố như bị cháy, hư hỏng hoặc bị tấn công hư hại thì bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm và vẫn phải trả đủ tiền mua hàng cho bên bán mà không được biện minh là hàng hóa bên mua chưa nhận được nên không chịu trách nhiệm.

3.2 Trách nhiệm của bên bán khi áp dụng điều kiện FOB theo Incoterm 2010.

Trách nhiệm của người bán bao gồm;
– Người bán phải có trách nhiệm giao hàng đúng với thỏa thuận trong hợp đồng, đó chính là giao hàng ở cảng bên bán và bên mua thỏa thuận khi áp dụng điều kiện FOB trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Người bán thực hiện xếp hàng hóa lên con tàu được người mua chỉ định và còn gọi là chỉ định tàu. Sau khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu thì chi phí và rủi ro do người mua chịu trách nhiệm.
– Người bán còn phải làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa bao gồm chịu chi phí các loại hàng hóa, các hồ sơ thủ tục cùng với chi phí vận chuyển hàng hóa từ kho bãi tới cảng xuất khẩu.
– Người bán còn phải có trách nhiệm nhận vận đơn hàng hóa. 
– Một số trách nhiệm như đảm bảo chất lượng hàng hóa theo hợp đồng. Các loại chứng từ nguồn gốc của hàng hàng hóa.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Thương mại, gọi:  1900.0191

4. Chỉ định tàu (Nominate a ship)?

Là việc bên mua có hợp đồng vận chuyển hàng hóa đối với một công ty vận tải cụ thể xác định con tàu sẽ chở hàng hóa từ cảng bên mua đến cảng bên bán hàng hóa. 

Đây là một loại điều kiện trong quy tắc FOB.Chỉ định tàu là một hoạt động trong mua bán hàng hóa qua biên giới mà các bên mua và bán đã thỏa thuận điều kiện FOB trong việc mua bán hàng hóa. Bên mua phải chỉ định tàu để nhập khẩu số hàng hóa tại cảng của bên bán. Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của bên mua để đảm bảo sự thông thương hàng hóa được diễn ra thuận lợi. Chi phí vận chuyển và các loại bảo hiểm hàng hóa sẽ do bên mua và công ty nhận vận chuyển thỏa thuận. Từ thời điểm hàng hóa được xếp lên tàu trách nhiệm đã được chuyển giao cho người mua. Ví dụ con tàu trên đường vận chuyển gặp bão và hàng hóa bị thiệt hại thì lúc này bên mua vẫn phải trả đủ số tiền hàng cho bên bán( trừ khi có thỏa thuận khác) do trách nhiệm đã được chuyển giao từ người bán sang người mua theo điều kiện FOB.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thương Mại – Công ty luật LVN Group