1. Chính sách kinh tế từ quan điểm Duy tiền
Có một sự chậm trễ cả bên trong và bên ngoài trong chính sách kinh tế của ngân hàng trung ương. Chậm trễ bên trong bởi lẽ sự chậm trễ hành chính và chậm trễ trong việc thừa nhận sự phát triển Kinh tế Vĩ mô bất lợi trong đầu ra, việc làm và giá cả. Trong khi những chậm trễ này có thể là thời gian kéo dài trong thực tế ngắn hơn trường hợp chính sách tài chính (diễn ra qua một quá trình chính trị), sự chậm trễ “bên ngoài” rất có ý nghĩa. Milton Friedman lần đầu tiên kêu gọi nên lưu ý đến sự chậm trễ bên ngoài, đơn thuần là độ dài thời gian cần phải có trước khi những thay đổi thực sự trong lạm phát tiền tệ hay thu hẹp tiền tệ được cảm nhận dựa trên các biến số “mục tiêu” lạm phát, đầu ra và việc làm.
Trong quan điểm duy tiền, điều chỉnh dự đoán là quá trình cần nhiều thời gian. Trong khi nhiều nghiên cứu đưa ra chứng cứ mâu thuẫn đối với vấn đề chắc chắn có sự chậm trễ từ 6 đến 9 tháng giữa thay đổi tiền tệ trong tổng chi tiêu. Thay đổi đầu ra thường được nghĩ là mục tiêu thứ nhất bị tác động, ảnh hưởng toàn bộ của lạm phát tiền tệ trên tỷ lệ lạm phát phải diễn ra một năm rưỡi. Thế nhưng tương đối ít được biết đến hơn, về việc hình thành dự đoán và các yếu tố khác tác động đến thời gian kéo dài sự chậm trễ. Vì thế, rõ ràng có nhiều tính không chắc bao quanh cách tiến hành và hiệu quả của chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang nhắm đến mục tiêu biến số tiền tệ trong nỗ lực kiểm soát hoạt động Kinh tế Vĩ mô. Nỗ lực của cục này nhắm mục tiêu là lãi suất (như lãi suất quỹ liên bang), nghĩa là duy trì nó ở một phạm vi nào đó – dẫn đến sai lầm phải trả giá rất đắt. Khi lãi suất tăng do yếu tố thị trường chẳng hạn như chính phủ mượn quá mức, Dự trữ Liên bang thường phản ứng trước lạm phát tiền tệ tạm thời giảm lãi suất nhưng vẫn đặt nền tảng cho những áp lực tăng mới đối với lãi suất trong tương lai (dĩ nhiên trước đó là tỉ lệ lạm phát cao hơn), vấn đề này khiến cho nhiều người ủng hộ phái duy tiền, kể cả và nhất là Friedman, tán thành việc định mục tiêu dự trữ ngân hàng và tổng lượng tiền tệ hơn là lãi suất. Đến một chừng mực nào đó, Dự trữ Liên bang thay đổi tiến trình điều hành có phần nhắm mục tiêu là tổng lượng tiền tệ, nhưng kết quả của những thay đổi chắp vá này vẫn chưa rõ ràng, về cơ bản, phái duy tiền xét chính sách tiền tệ từ quan điểm “quy tắc so với nhiệm ý”. Họ đặt vấn đề liệu chính sách nhiệm ý – dựa vào tình trạng hiện tại hay hiểu biết tương lai của các tiến trình Kinh tế Vĩ mô – xưa nay có tạo ra sự ổn định hay không. Chúng ta hãy xét vấn đề quan trọng này chi tiết hơn.
2. Thành viên Cục Dự trự Liên bang
Thành viên Cục Dự trữ Liên bang do tổng thống Mỹ bổ nhiệm – với sự tư vấn và nhất trí của Thượng viện – nhưng một khi đã chọn, họ hoạt động độc lập theo chính sách của cục. Friedman nhận thấy trong sự sắp xếp này có mối đe dọa đối với tự do cá nhân vì chính là tiền chứ không phải gì khác ảnh hưởng mức giá và việc làm.
Friedman có quan điểm như thế dựa trên sự thuyết phục triết lý nhưng lập luận của ông phản đối nhà đương cục tài chính độc lập nhận được tác động bổ sung từ việc điều nghiên dữ liệu lịch sử tiền tệ. Chẳng hạn, trong nghiên cứu khá dài cùng với Anna Schwartz trong Monetary History of the United States (1963), Friedman cho biết trong cuộc đại suy thoái Cục Dự trữ Liên bang cho phép lượng tiền dự trữ của Mỹ giảm 1/3, mà ông cho rằng là do suy thoái phải kéo dài lâu hơn nữa nếu như có phản ứng tiền tệ “thích đáng”.
Sự hiểu biết sâu sắc thực tế tiền tệ ở Mỹ và các nước khác khiến Friedman đi đến khẳng định rằng suy thoái nghiêm trọng luôn đi kèm với lượng tiền dự trữ bị sút giảm nghiêm trọng và lượng tiền dự trữ bị sút giảm nghiêm trọng luôn đi kèm với suy thoái. Mặt khác, Friedman cảm thấy lạm phát nghiêm trọng luôn đi kèm với sự gia tăng lượng tiền dự trữ và ngược lại. về đại suy thoái, Friedman kết luận:
“Đại suy thoái ở Mỹ, ngoài việc mang dấu hiệu của sự bất ổn vốn có của hệ thống doanh nghiệp tư nhân, còn là lời chứng thực cho biết bao tổn thất gây ra do sự sai lầm của một bộ phận ít người khi họ nắm quyền lực vô hạn đối với hệ thống tiền tệ của một nước”. (Capitalism and Freedom, trang 50).
Vì thế, Friedman ủng hộ một biện pháp thay thế đã có trong truyền thống Chicago ở Mỹ từ lâu: quy tắc tự động thay thế nhà đương cục tài chính độc lập. Theo quan điểm của Friedman, hành động trong quá khứ của Cục Dự trữ Liên bang giống như hành động của một trẻ vị thành niên nóng nảy học lái ô-tô vậy. Khi đạp ga (nghĩa là tăng lượng tiền dự trữ), người mới học lái nóng nảy thường buộc xe phải tốn quá nhiều xăng, khi đạp thắng (giảm lượng tiền dự trữ), thì đạp quá mạnh. Nói cách khác, tăng tốc quá mức tiền tệ và phanh quá gấp đều có thể dự đoán. Đúng ra nên tiến hành trôi chảy trên tiến trình tăng trưởng kinh tế, thì nền kinh tế là đối tượng phải phù hợp và khởi động- lạm phát và/hoặc kết quả giảm phát, đều gây thiệt lại cho cá nhân trong tiến trình.
3. Những đề xuất của Milton Friedman
Muốn trung hòa khuynh hướng này, Friedman đề xuất Cục Dự trữ Liên bang nên được hướng dẫn bằng luật pháp để gia tăng lượng tiền dự trữ từ tháng này sang tháng khác ở lãi suất hàng năm khoảng 3 đến 5%. Mức gia tăng trong phạm vi này không đổi, theo quan điểm của Friedman, với sự tăng trưởng kinh tế có thể đạt được ở Mỹ và ổn định giá tương đối. Ngoài ra, nó sẽ triệt tiêu ảnh hưởng làm mất ổn định khi tăng 12% lượng tiền cung ứng trong tháng và tăng thêm 3% trong tháng sau.
Trong số các nhà học thuật, vấn đề quy tắc so với nhà đương cục tranh cãi nhiều nhất. Kết quả tăng trưởng kinh tế ổn định của Friedman trong quy tắc tiền tệ chủ yếu phụ thuộc vào tính ổn định của tốc độ. Trong khi chứng cứ thống kê của ông ủng hộ cho giả định này, thì những người phê bình ông phản đối chứng cứ , hay họ không thừa nhận tiến trình thống kê của Friedman. Một số người chỉ trích phát biểu trong khi tốc độ có thể ổn định trong dài hạn, thì không thể ổn định trong ngắn hạn. Vì thế, họ lập luận chính sách tiền tệ nhiệm ý cần phải đi trước ngắn hạn thay đổi làm mất ổn định. Liệu điều này có đúng cho nhiều vấn đề khác được Friedman bênh vực hay không, thì tranh luận về vấn đề vẫn tiếp diễn. Nhưng những người chia sẻ quan điểm của Friedman không thể nào là phát ngôn viên hiệu quả hơn đối với quan điểm tiền tệ trong lý thuyết Kinh tế Vĩ mô hay không?
4. Chủ nghĩa tiền tệ
Chủ nghĩa tiền tệ ngày nay chủ yếu gắn liền với công việc của Milton Friedman, người nằm trong thế hệ các nhà kinh tế học chấp nhận kinh tế học Keynes và sau đó chỉ trích lý thuyết của Keynes về việc chống lại suy thoái kinh tế bằng chính sách tài khóa ( chi tiêu của chính phủ ). Friedman và Anna Schwartz đã viết một cuốn sách có ảnh hưởng, Lịch sử tiền tệ của Hoa Kỳ, 1867–1960 , và cho rằng ” lạm phát luôn luôn và ở mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ”.
Mặc dù phản đối sự tồn tại của Cục Dự trữ Liên bang, Friedman đã ủng hộ, với sự tồn tại của nó, một chính sách của ngân hàng trung ương nhằm duy trì tốc độ tăng cung tiền tương xứng với tăng trưởng năng suất và nhu cầu hàng hóa.
5. Mô tả chủ nghĩa tiền tệ
Chủ nghĩa tiền tệ là một lý thuyết kinh tế tập trung vào các tác động kinh tế vĩ mô của việc cung cấp tiền và ngân hàng trung ương. Được xây dựng bởi Milton Friedman, nó lập luận rằng việc mở rộng quá mức cung tiền đã gây lạm phát và các cơ quan quản lý tiền tệ chỉ nên tập trung vào việc duy trì sự ổn định giá cả.
Lý thuyết này bắt nguồn từ hai trường phái tư tưởng đối lập về mặt lịch sử: các chính sách tiền tệ cứng thống trị tư duy tiền tệ vào cuối thế kỷ 19 và các lý thuyết tiền tệ của John Maynard Keynes, người làm việc trong thời kỳ giữa các cuộc chiến tranh trong sự thất bại của phục hồi chế độ bản vị vàng, đề xuất mô hình định hướng nhu cầu về tiền tệ. Trong khi Keynes tập trung vào sự ổn định của giá trị tiền tệ, với sự hoảng loạn do cung tiền không đủ dẫn đến việc sử dụng một loại tiền tệ thay thế và hệ thống tiền tệ sụp đổ, Friedman tập trung vào sự ổn định giá cả.
Kết quả được tóm tắt trong một phân tích lịch sử về chính sách tiền tệ, Lịch sử tiền tệ của Hoa Kỳ 1867–1960, do Friedman đồng tác giả với Anna Schwartz. Cuốn sách cho rằng lạm phát là do cung tiền dư thừa do ngân hàng trung ương tạo ra. Nó cho rằng vòng xoáy giảm phát là do tác động ngược của việc một ngân hàng trung ương không hỗ trợ được nguồn cung tiền trong thời kỳ suy thoái thanh khoản
Friedman ban đầu đề xuất một quy tắc tiền tệ cố định , được gọi là quy tắc k-phần trăm của Friedman, trong đó cung tiền sẽ tự động tăng lên theo một tỷ lệ phần trăm cố định mỗi năm. Theo quy tắc này, sẽ không có sự chậm trễ nào đối với ngân hàng dự trữ trung ương, vì mức tăng cung tiền có thể được xác định “bằng máy tính” và doanh nghiệp có thể đoán trước mọi thay đổi về cung tiền. Với các nhà tiền tệ khác, ông tin rằng sự thao túng tích cực của cung tiền hoặc tốc độ tăng trưởng của nó có nhiều khả năng gây bất ổn hơn là ổn định nền kinh tế.