và Trung tâm cũng không thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 44 Luật Lao động “nghĩa vụ của người SDLĐ trong trường hợp cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế”. Vậy xin hỏi Luật sư trung tâm cho tôi thôi việc như vậy có đúng quy định pháp luật hay không? Vì sao? Tôi xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group:
Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật lao động năm 2012
Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:
Trong trường hợp của bạn muốn chấm dứt hợp đồng với người lao động do thay đổi cơ cấu tổ chức và vì lý do kinh tế thì cần phải đáp ứng điều kiện tại điều 13, Nghị định 05/2015/NĐ-CP:
“Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế
1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Lý do kinh tế tại Khoản 2 Điều 44 của Bộ luật Lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến việc làm hoặc có nguy cơ mất việc làm, phải cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên thì người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật Lao động.”.
Vậy, Trung tâm bạn làm việc không chứng minh được tình trạng trên thuộc một trong những quy định tại Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, và Trung tâm cũng không thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 44 Luật Lao động “nghĩa vụ của người SDLĐ trong trường hợp cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế” thì Trung tâm sẽ bạn không được chấm dứt theo điều 13 nghị định 05/2015/NĐ-CP mà phải chấm dứt theo điều 38 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”.
Như vậy, trung tâm cho tôi thôi việc theo quy định tại khoản 10 Điều 36 “Do thay đổi cơ cấu tổ chức và vì lý do kinh tế” nhưng Trung tâm không chứng minh được tình trạng này thuộc một trong những quy định tại Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động, và Trung tâm cũng không thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Điều 44 Luật Lao động “nghĩa vụ của người SDLĐ trong trường hợp cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế” là sai quy định pháp luật. Nếu công ty không chứng minh được công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình như sau:
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật lao động.