Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật lao động công ty luật LVN Group.

Hợp đồng lao động lao động giám đốc không ký ?

Luật sư tư vấn luật lao động về tiền lương, gọi:1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Lao động của Quốc hội, số 10/2012/QH13

2. Luật sư tư vấn:

Điều 16 Bộ luật Lao động quy định:

“Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi người giữ một bản.

Điều 47 Bộ luật Lao động quy định:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Trong trường hợp này, nếu bạn đã nghỉ việc tại quán và sau 07 ngày (trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày) kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, chủ quán không thanh toán tiền lương và trả sổ Bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện hành vi của chủ quán.

Xét quan hệ pháp luật tranh chấp giữa bạn và chủ quán là tranh chấp về tiền lương và nghĩa vụ hoàn trả giấy tờ khi chấm dứt hợp đồng lao động. Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động năm 2012, tranh chấp tiền lương là tranh chấp phải thông qua việc hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi bạn khởi kiện ra tòa. Do vậy, bạn cần làm đơn đề nghị hòa giải viên lao động tại Phòng Lao động, Thương bình và Xã hội nơi quán Bar có trụ sở để yêu cầu hòa giải trước. Nếu hòa giải không thành, bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi quán Bar đăng ký kinh doanh.

Tuy nhiên, để có thể yêu cầu hòa giải hoặc khởi kiện, bạn cần chứng minh giữa bạn và chủ quan bar có mối quan hệ lao động. Theo thông tin bạn cung cấp, toàn bộ hợp đồng lao động của bạn đề bị chủ quan Bar cũ giữ. Bạn có thể dựa vào các căn cứ sau để chứng minh quan hệ lao động của bạn:

1. Căn cứ vào giấy tờ về việc ký nhận lương hoặc chuyển khoản lương hàng tháng.

Nếu bạn có ký nhận vào Bảng lương hàng tháng thì bạn có thể cung cấp bảng ký nhận này.

Nếu bạn được chuyển khoản lương thì bạn có thể chụp lại màn hình tin nhắn báo từ hệ thống SMS Banking của ngân hàng hoặc bạn có thể đi sao kê tài khoản.

Trong trường hợp bạn nhận lương bằng tiền mặt và không ký nhận bất kỳ giấy tờ gì thì bạn có thể tính đến căn cứ chứng minh quan hệ lao động tiếp theo:

2. Xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội về việc bạn có tham gia đóng bảo hiểm theo đơn vị là quán Bar đó.

Việc xác nhận này bạn có thể thực hiện theo các cách sau:

Thứ nhất, bạn đăng ký số điện thoại với bên cơ quan Bảo hiểm xã hội để nhận mã OTP. Sau đó truy cập trang web: baohiemxahoi.gov.vn để tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, sẽ hiện ra thông tin bạn đóng bảo hiểm tại đơn vị nào, từ ngày tháng năm nào, mức đóng là bao nhiêu và chức vụ tại đơn vị.

Thứ hai, bạn có thể liên hệ trực tiếp cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quán Bar tham gia bảo hiểm để xin xác nhận.

Bạn cần lưu ý:

“Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

Do vậy, bạn cần nhanh chóng thu thập chứng cứ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng thời hạn luật định.

Tham khảo bài viết liên quan:

Chấm dứt hợp đồng hợp pháp?

Quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng?

Chấm dứt hợp đồng lao động ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group