Vậy em nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em, vợ em có thể chấm dứt hợp đồng được không ạ và có phải bồi thường gì không ạ vì em có nghe vợ em nói là nghỉ chưa hết hợp đồng phải bồi thường ạ ?
Em xin chân thành cám ơn Luật sư của LVN Group.
Luật sư trả lời:
Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định:
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Như vậy pháp luật lao động không cho phép người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động. Do đó, việc người sử dụng lao động nơi vợ bạn làm việc giữ bằng gốc của vợ bạn là hoàn toàn trái quy định pháp luật. Theo quy định của Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2015/NĐ-CP thì hành vi này của người sử dụng lao động bị xử phạt từ 20.0000 đến 25.0000 VNĐ.
Điểm e Khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
“e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”
Do đó, có thể thấy, theo quy định pháp luật trên thì vợ bạn hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi mang thai nếu cơ quan có thẩm quyền có chỉ định. Thời hạn báo trước phụ thuộc vào thời hạn do cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
Lưu ý: Việc vợ bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật thì vợ bạn không có trách nhiệm bồi thường trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Chủ sử dụng lao động giữ bằng tốt nghiệp gốc của người lao động đúng hay sai ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động miễn phí, gọi:1900.0191để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group