Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật hành chínhchuyên trang www.luatLVN.vn
>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật số 60/2014/QH13 của Quốc hội : LUẬT HỘ TỊCH
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Thông tư 15/2015/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì:
“Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh, khai tử
1. Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;“
Theo như quy định trên, họ , chữ đệm, tên của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ. Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể để cho con của mình mang họ cha. Tuy nhiên, vì vợ chồng bạn chưa đăng ký kết hôn, nên việc đăng ký khai sinh cho con lúc này được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 15/2015/TT-BTP như sau:
“Điều 12. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con
Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP Giấy khai“.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn và cha của đứa trẻ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú hoặc nơi chồng bạn tạm trú ở Việt Nam thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con cũng như thủ tục nhận cha cho con. Theo đó, bạn và chồng bạn làm tở khai đăng ký khai sinh và tờ khai đăng ký nhận con theo mẫu quy định. Ngoài ra, bạn cần phải mang theo Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác như: văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con giữa chồng bạn và con của bạn. Ngoài ra, chồng bạn còn phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
Tham khảo bài viết liên quan:
Thủ tục khai sinh cho con khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn ?
Khai sinh cho con khi chưa kết hôn có được không?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật