1. Khái niệm chứng khoán

Chứng khoán là công cụ pháp lý do một tổ chức phát hành theo quy định của  pháp luật để ghi nhận quyền tài sản và các lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư – người  sở hữu chứng khoán với tổ chức phát hành. 

Chứng khoán phản ánh mối quan hệ pháp lý giữa nhà đầu tư – người sở hữu  chứng khoán với tổ chức phát hành ra chứng khoán đó.  

Tùy thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư sở hữu là loại chứng khoán  nào (chứng khoán vốn hay chứng khoán nợ mà mối quan hệ này có thể tồn tại  dưới dạng quan hệ góp vốn hoặc quan hệ cho vay. Ví dụ: nếu nhà đầu tư sở hữu  chứng khoán vốn như cổ phiếu thì tư cách pháp lý của họ sẽ là chủ sở hữu đối với  tổ chức phát hành chứng khoán; còn nếu nhà đầu tư sở hữu các nhà đầu tư sở hữu  các chứng khoán nợ như trái phiếu công ty và trái phiếu nhà nước thì tư cách pháp  lý của nhà đầu tư sẽ là chủ nợ đối với tổ chức phát hành ra chứng khoán. 

 

1.1 Phương diện pháp lý 

Theo khoản 1, điều 4, Luật chứng khoán năm 2019 định nghĩa:  

Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây: 

a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; 

b) Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu  ký; 

c) Chứng khoán phái sinh; 

d) Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định. 

Chứng khoán là giấy tờ có giá, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của  người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành

Phương diện kinh tế: Chứng khoán là loại “Tư bản giả”. Lượng vốn (tư bản thật) đã được nhà  đầu tư chuyển cho các tổ chức phát hành và nhà đầu tư chỉ nắm trong tay phương  tiện thể hiện lượng tư bản đang tồn tại thực tế.

Quan điểm chứng khoán là nguồn hàng hóa giá trị để mua bán:

Là tài sản đặc biệt với các đặc điểm của giấy tờ có giá, cho phép người sở  hữu chứng khoán các quyền tài sản 

Lý do được coi là tài sản đặc biệt: Chứng khoán xuất hiện do nhu cầu của  các giao dịch vốn có giữa các chủ thể. Người sở hữu chúng có thể chuyển  nhượng, kiếm lời, tặng cho… chứng khoán như bất kỳ loại tài sản khác.  Bên cạnh đó, chứng khoán cũng liên quan đến việc thu được lợi nhuận của  người nắm giữ chúng. 

Lý do có tính chất của giấy tờ có giá: Do trùng với định nghĩa tài sản của  Bộ Luật Dân sự (Tài sản gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản  khác). Khi mua chứng khoán, các nhà đầu tư được sở hữu các chứng từ có  giá trị (gọi là chứng khoán-giá khoán động sản) gồm: cổ phiếu, trái phiếu,  và các giấy tờ khác do các công ty, Chính phủ hay chính quyền địa phương  phát hành để ghi nhận quyền tài sản (gồm quyền sở hữu hoặc quyền chủ  nợ) của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành. 

 

1.2 Đặc điểm của chứng khoán

Tính sinh lời: người sở hữu được nhận cổ tức, lãi suất 

Tính thanh khoản: cho phép người sở hữu chứng khoán có thể chuyển  giao (bán) chứng khoán để nhận về một khoản tiền 

Tính rủi ro: phát sinh từ hoạt động đầu tư, có liên quan đến ảnh hưởng  của tính sinh lời và thanh khoản của chứng khoán.

 

2. Các tiêu chí để phân loại chứng khoán

Chứng khoán rất đa dạng, do đó có nhiều cách khác nhau để phân loại  chứng khoán 

Chủ thể phát hành: 

Chứng khoán của Nhà nước và chứng khoán của doanh nghiệp 

+  Chứng khoán của Nhà nước là các chứng khoán do Chính phủ hay được Chính phủ bảo lãnh phát hành và các chứng khoán do cơ quan Nhà nước,  chính quyền địa phương phát hành (trái phiếu chính phủ, trái phiếu công  trình, công trái…) 

+ Chứng khoán của doanh nghiệp là loại chứng khoán do công ty phát hành 

Dựa vào bản chất pháp lý của chứng khoán: 

+ Cổ phiếu 

+  Trái phiếu 

+ Chứng chỉ quỹ 

+ Các chứng khoán phái sinh như: quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền  chọn mua, quyền chọn bán, nhóm chứng khoán, chỉ số chứng khoán…. 

Trách nhiệm trả nợ của người phát hành đối với người sở hữu chứng  khoán 

– Chứng khoán vốn: là loại chứng khoán xác nhận khoản vốn góp của chủ  sở hữu đối với tài sản của tổ chức phát hành, thể hiện sở hữu của người  nắm giữ chứng khoán đối với doanh nghiệp. Người nắm giữ chứng khoán  có quyền hưởng thu nhập của doanh nghiệp hàng năm và cùng chia sẻ  những rủi ro trong doanh nghiệp.  

– Chứng khoán nợ: là giấy chứng nhận nợ có kì hạn. Chứng khoán nợ không  thể hiện quyền sở hữu của người nắm giữ chứng khoán đối với doanh  nghiệp mà thể hiện quyền chủ nợ của người sở hữu chứng khoán đối với  tổ chức phát hành. 

Việc niêm yết chứng khoán dựa trên thị trường chứng khoán:

– Chứng khoán được niêm yết là những chứng khoán đủ điều kiện giao dịch  tại các SGDCK. Loại chứng khoán này được mua bán công khai tại  SGDCK và do chính SGDCK quyết định cho phép niêm yết hay huỷ niêm  yết. 

– Chứng khoán không niêm yết là những chứng khoán không đủ điều kiện  được giao dịch tại SGDCK. Loại chứng khoán này được giao dịch trên thị  trường phi tập trung. 

Hình thức ghi tên: 

– Chứng khoán ghi danh là loại chứng khoán có ghi tên của người sở hữu.  Khi chuyển nhượng loại chứng khoán này, người nắm giữ chứng khoán  mới cần phải đăng kí chuyển danh. Trên thực tế loại chứng khoán này  không nhiều, hạn chế trong giao dịch. 

– Chứng khoán không ghi danh (hay còn gọi là chứng khoán xuất trình) là  loại chứng khoán mà người phát hành không tiến hành ghi tên người sở  hữu và được chuyển nhượng cho người khác đơn giản bằng cách chuyển  giao chứng khoán cho họ. 

Ngoài ra, có thể phân loại theo: thời gian lưu hành chứng khoán, tiêu chí ấn định  lãi suất, tiêu chí thu hồi, tiêu chí tiền tệ ghi trong mệnh giá, phạm vi lưu hành 

Thời gian lưu hành: Chứng khoán có thể phân thành chứng khoán lưu hành ngắn hạn, chứng khoán  lưu hành trung hạn, chứng khoán lưu hành dài hạn, chứng khoán lưu hành  không thời hạn 

– Ngắn hạn: thời hạn thanh toán dưới 1 năm 

– Trung hạn: thời hạn thanh toán từ 1-5 năm 

– Dài hạn: thời hạn thanh toán trên 5 năm 

– Không thời hạn: không có kì hạn thanh toán vốn.

 

Tiêu chí lãi suất:  

– Chứng khoán có lãi suất cố định  

– Chứng khoán có lãi suất thay đổi 

Tiêu chí thu hồi:  

– Chứng khoán thu hồi  

– Chứng khoán không thu hồi.

 

Tiền tệ ghi trong mệnh giá: 

+ Chứng khoán có mệnh giá ghi bằng nội tệ, 

+ Chứng khoán có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ,  

+ Chứng khoán có mệnh giá ghi bằng 2 loại tiền tệ 

Một số tiêu chí khác:  

– Phạm vi lưu hành:  

+ Chứng khoán được lưu hành rộng rãi 

+  Chứng khoán lưu hành trong phạm vi hẹp 

+ Chứng khoán không lưu hành trên thị trường 

– “Quốc tịch” người phát hành:  

+ Chứng khoán của các doanh nghiệp trong nc, 

+ Chứng khoán của các doanh nghiệp nước ngoài,  

+ Chứng khoán quốc tế 

– Lĩnh vực kinh doanh của người phát hành: chứng khoán do doanh  nghiệp phát hành hoạt động trong các lĩnh vực khai khoáng, dệt may, dịch  vụ, kinh doanh… 

– Nhà đầu tư: người phát hành chứng khoán hướng vào đối tượng là nhà  đầu tư chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân hay tổ  chức 

 

3. Một số loại chứng khoán được giao dịch chủ yếu

3.1. Cổ phiếu 

Khái niệm:

Theo khoản 2 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 thì cổ phiếu là loại chứng  khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một  phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.  

Cổ phiếu là chứng khoán vốn, do công ty cổ phần phát hành để ghi nhận  quyền sở hữu của nhà đầu tư là cổ đông đối với công ty, theo tỷ lệ vốn góp  vào công ty. Mỗi cổ phiếu xác nhận số cổ phần mà cổ đông nắm giữ tại  công ty cổ phần và tương ứng với số cổ phần đó là quyền được hưởng cổ  tức, quyền tham gia quản lý công ty, nghĩa vụ chia sẻ rủi ro với công ty  trong hoạt động kinh doanh. Có thể được phát hành dưới các dạng: chứng chỉ, bút toán ghi sổ, hoặc dữ  liệu điện tử 

Đặc trưng:  

  • Cổ phiếu là giấy chứng nhận sự góp vốn vào công ty cổ phần – Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát  hành 
  • Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng cổ phiếu – Người mua cổ phiếu được quyền chia tài sản còn lại của công ty khi công  ty bị phá sản 
  • Người mua cổ phiếu được quyền tham gia quản lý, biểu quyết các vấn đề  của công ty trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật  và Điều lệ công ty 

Phân loại

Căn cứ vào mức độ rủi ro và tính chất của các quyền, lợi ích hợp pháp mà  cổ phiếu mang lại cho cổ đông:  

Cổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu không có kỳ hạn, tồn tại cùng với công  ty phát hành, không có mức lãi suất cố định, mức lãi suất phụ thuộc vào  kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chủ sở hữu loại cổ phiếu này được quyền tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý, điều hành, giám sát  hoạt động của công ty.  

Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu mà người nắm quyền sở hữu được hưởng  một số quyền ưu đãi như được hưởng quyền hưởng lãi suất cổ tức cố định,  được ưu tiên chia cổ tức khi công ty bị phá sản, giải thể. Tuy nhiên chủ sở  hữu cổ phiếu này không có quyền điều hành, quản lý, giám sát trực tiếp  hoạt động của công ty.  

 

3.2. Trái phiếu  

Khái niệm: Theo khoản 3, điều 4, Luật chứng khoán 2019 thì trái phiếu là một loại  chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một  phần nợ của tổ chức phát hành. 

Trái phiếu là chứng khoán nợ, do một tổ chức (Ví dụ: Công ty, Chính phủ) phát  hành để ghi nhận quyền chủ nợ của nhà đầu tư đối với tổ chức phát hành. Mỗi cổ  phiếu ghi nhận quyền được hưởng cổ tức cố định và quyền đòi nợ của nhà đầu tư  đối với tổ chức phát hành khi trái phiếu đến hạn thanh toán. Người sở hữu trái  phiếu được hưởng một khoản lãi cố định, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của tổ chức phát hành do đó không có quyền tham gia vào quyết định các vấn đề  nội bộ của tổ chức phát hành. 

Đặc trưng:

– Trái phiếu thông thường chứa 3 yếu tố chính: Mệnh giá, lãi suất cố định và  thời hạn 

– Thể hiện mối quan hệ chủ nợ giữa nhà đầu tư và chủ thể phát hành – Lãi suất thường ổn định hơn so với cổ phiếu 

 Phân loại,  dựa vào hình thức: 

– Trái phiếu vô danh 

– Trái phiếu ghi danh 

Dựa vào chủ thể phát hành: 

– Trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính quyền địa phương

– Trái phiếu doanh nghiệp: có trái phiếu phổ thông và trái phiếu chuyển đổi.

 

Lợi ích của đầu tư trái phiếu: 

– Nhận được số tiền lãi hàng tháng cao hơn lãi tiết kiệm; 

– Mức độ rủi ro thấp hơn so với sở hữu cổ phiếu, do trái chủ sẽ được ưu tiên  thanh toán nợ trước cổ đông khi công ty đi đến giải thể hoặc phá sản;

– Dễ dàng trao đổi qua lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư;

– Có thể sử dụng lãi suất định kỳ để tái đầu tư, “lời sinh lời” e. Mở rộng: 

Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, nhiều  Doanh nghiệp sử dụng “mồi nhử” lãi suất cao, trung bình ở mức gấp 1,5  lần, thậm chí gấp 2 lần lãi suất huy động của ngân hàng. Điều đáng nói là  hiện nay, do không bắt buộc phải qua xếp hạng tín nhiệm, tài sản bảo đảm  hay bảo lãnh thanh toán, nên công cụ duy nhất để các nhà đầu tư nhận diện  chất lượng trái phiếu cũng như năng lực trả nợ của Doanh nghiệp là bản  cáo bạch phát hành trái phiếu (OC) – mà bản cáo bạch này liệu có minh  bạch thì chỉ cho Doanh nghiệp Xếp hạng tín nhiệm là việc đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay nói  chung hoặc đối với một khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính cụ thể nào đó.  Xếp hạng tín nhiệm có thể áp dụng đối với bất kỳ tổ chức nào đang muốn  mượn tiền – cá nhân, công ty, nhà nước hoặc chính quyền tỉnh, hoặc chính  phủ. Xếp hạng tín nhiệm ảnh hưởng đến quyết định cho vay, quan trọng  hơn là quyết định đến lãi suất của bên cho vay. Vì vậy, người đi vay sẽ cố  gắng để có được xếp hạng tín nhiệm cao nhất, trong khi đó các cơ quan xếp  hạng phải có cái nhìn trung thực và khách quan về tình hình tài chính của  người vay ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ. Vì vậy yêu cầu xác nhận  tín nhiệm với tổ chức phát hành trái phiếu là cần thiết để đảm bảo tính an  toàn cho người cho vay. Bên cạnh đó cũng cần siết chặt thêm các quy định  về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. 

 

3.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư 

Khái niệm: 

Theo khoản 4, điều 4, Luật chứng khoán 2019, Chứng chỉ quỹ đầu tư là  loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn  góp của quỹ đầu tư chứng khoán.  

Chứng chỉ quỹ đầu tư là một loại chứng khoán vốn do công ty quản lý quỹ  phát hành cho nhà đầu tư sở hữu khi thành lập quỹ đầu tư chứng khoán. Mỗi  chứng chỉ quỹ xác nhận phần vốn góp của nhà đầu tư trong quỹ đầu tư chứng  khoán và quyền được hưởng lợi tức theo kết quả đầu tư chứng khoán. 

Chứng chỉ quỹ khác với cổ phiếu ở chỗ người sở hữu chứng chỉ quỹ không  trực tiếp tham gia vào quản lý và điều hành quỹ mà ủy quyền tập thể cho công ty  quản lý quỹ thực hiện công việc này trên cơ sở hợp đồng dịch vụ quản lý quỹ đã  được ký kết giữa các nhà đầu tư với công ty quản lý quỹ 

Đặc trưng:

  • Do công ty quản lý quỹ phát hành, xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư  đối với phần vốn góp của quỹ đại chúng. 
  • Quỹ đại chúng: là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ  quỹ ra công chúng. 

Một số chứng chỉ quỹ đầu tư ở Việt Nam 

Chứng chỉ quỹ Techcombank: Đây là một loại chứng chỉ trái phiếu TCMF  và nhà đầu tư sẽ có cơ hội kiếm được lợi nhuận dài lâu với trái phiếu, chứng chỉ  tiền gửi, tín phiếu tốt. 

Chứng chỉ quỹ Vndirect (VNDAF): Thuộc nhóm cổ phiếu VN30 có vốn  hóa lớn trên thị trường. Loại chứng chỉ này có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi từ sự  tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế Việt Nam. 

Chứng chỉ quỹ ETF: Loại quỹ này nhằm mục đích mô phỏng tỷ suất sinh  lợi nhuận của trái phiếu, cổ phiếu, hàng hóa và các loại tài sản. Chứng chỉ quỹ SSI: Đây là một quỹ công chúng dạng mở trực thuộc Công  ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI (SSIAM). Loại chứng chỉ quỹ này có giá trị tối thiểu  là 2 triệu đồng và không giới hạn thời gian hoạt động. Mục tiêu của loại quỹ này  là tạo thu nhập dài hạn cho nhà đầu tư. 

Chứng chỉ quỹ VFM: Thuộc công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam  (VFM). Mục tiêu của quỹ chính là xây dựng danh mục đầu tư cân đối, đa dạng  với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Chứng chỉ quỹ VCBF: Loại quỹ này chỉ đầu tư vào các loại trái phiếu, cổ phiếu  đã được niêm yết trên sàn chứng khoán.