Luật sư tư vấn:

Căn cứ Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Luật Các tổ chức tín dụng và Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN thì:

 

1. Nguyên tắc cơ cấu lại khoản nợ xấu đã mua

– Việc cơ cấu lại khoản nợ xấu phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP , Thông tư này và thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, hợp đồng ủy thác cấp tín dụng, hợp đồng mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng mua bán nợ.

– Công ty Quản lý tài sản xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay.

– Công ty Quản lý tài sản thực hiện việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay và theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN.

– Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc cơ cấu lại khoản nợ xấu để hưởng lợi bất hợp pháp.

 

2. Điều chỉnh lãi suất của khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt

– Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh lãi suất áp dụng đối với từng khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt.

– Mức lãi suất điều chỉnh quy định phải phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và các mức lãi suất tham chiếu.

– Hằng quý, căn cứ điều kiện thị trường, Công ty Quản lý tài sản phải công bố công khai các mức lãi suất tham chiếu và cơ sở xác định các mức lãi suất này.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định điều chỉnh lãi suất của khoản nợ xấu, Công ty Quản lý tài sản thông báo cho tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay để biết và phối hợp thực hiện.

 

3. Miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm của khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt

– Công ty Quản lý tài sản xem xét, giảm một phần hoặc miễn toàn bộ tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm mà khách hàng vay chưa trả của khoản nợ xấu khi khách hàng vay đã hoàn trả toàn bộ nợ gốc của tất cả các khoản nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản hoặc đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Khách hàng vay hợp tác với Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng được ủy quyền;

b) Việc miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm của khoản nợ xấu góp phần giúp khách hàng vay giảm bớt khó khăn tài chính hoặc phục hồi sản xuất kinh doanh;

c) Khách hàng vay có phương án trả nợ khả thi hoặc phương án cơ cấu lại tài chính khả thi để trả nợ.

– Khi xem xét, giảm một phần hoặc miễn toàn bộ tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm mà khách hàng vay chưa trả của khoản nợ xấu, Công ty Quản lý tài sản trao đổi với tổ chức tín dụng bán nợ trước khi quyết định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Công ty Quản lý tài sản có văn bản đề nghị có ý kiến, tổ chức tín dụng bán nợ phải trả lời bằng văn bản về những vấn đề Công ty Quản lý tài sản đề nghị có ý kiến. Sau thời hạn trên, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định miễn, giảm tiền lãi quá hạn thanh toán, phí, tiền phạt vi phạm, Công ty Quản lý tài sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay để biết và phối hợp thực hiện.

 

4. Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt

– Công ty Quản lý tài sản xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới các hình thức điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với khoản nợ xấu khi khách hàng vay đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Khách hàng vay có phương án trả nợ khả thi;

b) Đối với trường hợp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay: khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vay trong phạm vi thời hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, hợp đồng ủy thác cấp tín dụng, hợp đồng mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp và được Công ty Quản lý tài sản đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;

c) Đối với trường hợp gia hạn nợ: khách hàng vay không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vay đúng thời hạn trả nợ đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng hoặc thỏa thuận cho vay, hợp đồng ủy thác cấp tín dụng, hợp đồng mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp và được Công ty Quản lý tài sản đánh giá là có khả năng trả hết nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn trả nợ đã thỏa thuận;

d) Thời gian gia hạn nợ đối với khoản nợ xấu không được vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó. Trường hợp gia hạn nợ đối với khoản nợ xấu vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó, Công ty Quản lý tài sản phải có sự thống nhất bằng văn bản của tổ chức tín dụng bán nợ trước khi quyết định.

– Khi xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản nợ xấu, Công ty Quản lý tài sản trao đổi với tổ chức tín dụng bán nợ trước khi quyết định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Công ty Quản lý tài sản có văn bản đề nghị có ý kiến, tổ chức tín dụng bán nợ phải trả lời bằng văn bản về những vấn đề Công ty Quản lý tài sản đề nghị có ý kiến. Sau thời hạn trên, Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Công ty Quản lý tài sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng bán nợ, khách hàng vay để biết và phối hợp thực hiện.

 

5. Biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay

– Công ty Quản lý tài sản xem xét áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay sau đây:

a) Bảo lãnh cho khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng;

b) Đầu tư, cung cấp tài chính dưới các hình thức cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp;

c) Các hình thức đầu tư, cung cấp tài chính khác sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

Công ty Quản lý tài sản sử dụng tài sản (không bao gồm các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt) và nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính theo quy định trên.

– Công ty Quản lý tài sản xem xét đầu tư, cung cấp tài chính khi khách hàng vay đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt hoặc có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư có hiệu quả;

b) Có các biện pháp bảo đảm thu hồi vốn phù hợp cho các khoản đầu tư, cung cấp tài chính;

c) Phương án đầu tư, cung cấp tài chính bảo đảm sự an toàn và có tính khả thi, trong đó phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, hiệu quả kinh tế của khoản đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh; nguồn vốn để triển khai; khả năng thu hồi vốn; biện pháp thu hồi vốn; biện pháp bảo đảm an toàn vốn và xử lý rủi ro phát sinh;

d) Điều kiện khác theo quy định của Công ty Quản lý tài sản.

– Khách hàng vay được Công ty Quản lý tài sản xem xét, bảo lãnh vay vốn của tổ chức tín dụng khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Khách hàng vay có khả năng phục hồi tốt hoặc có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư mới có hiệu quả;

b) Khách hàng vay có tài sản bảo đảm hợp pháp cho việc bảo lãnh vay vốn;

c) Phương án bảo lãnh cho khách hàng vay vay vốn của tổ chức tín dụng bảo đảm sự an toàn và có tính khả thi, trong đó phân tích, đánh giá mức độ rủi ro, hiệu quả kinh tế của khoản đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh; nguồn vốn để triển khai; khả năng thu hồi vốn; biện pháp thu hồi vốn; biện pháp bảo đảm an toàn vốn và xử lý rủi ro phát sinh;

d) Điều kiện khác theo quy định của Công ty Quản lý tài sản.

– Căn cứ các điều kiện quy định và nguồn vốn, năng lực tài chính của Công ty Quản lý tài sản, Công ty Quản lý tài sản trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện đầu tư, cung cấp tài chính, bảo lãnh cho khách hàng vay.

 

6. Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay

– Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án đầu tư, cung cấp tài chính, Phương án bảo lãnh cho khách hàng vay vay vốn của tổ chức tín dụng (sau đây gọi chung là Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay) gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay và góp vốn, mua cổ phần của khách hàng vay do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;

b) Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay kèm theo Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay theo quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 31 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN..

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay theo quy định, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.

 

7. Một số giới hạn an toàn, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của Công ty Quản lý tài sản

– Tổng mức đầu tư, cung cấp tài chính và bảo lãnh của Công ty Quản lý tài sản đối với một khách hàng không vượt quá 50% vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.

– Tổng giá trị góp vốn điều lệ, vốn cổ phần tại điểm b khoản 1 Điều 36 Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN không vượt quá vốn điều lệ của Công ty Quản lý tài sản.

– Khách hàng vay đang trong quá trình giải thể, phá sản, thu hồi giấy phép hoạt động không được Công ty Quản lý tài sản xem xét, cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ tài chính cho khách hàng vay.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group