Ba ngôi mộ đó được đặt cách đây 90 năm. Trên quyền sở hữu đất phần trăm của dòng tộc em. Đến nay qua quá trình phát triển phần đất đó bị lấn chiếm rồi người lấn chiếm đã bán lại sang tay cho người khác. nay mảnh đất đấy vẫn là đất canh tác (Đất Vườn không có sổ đỏ)

Bây giờ dòng tộc em muốn tôn tạo lại 3 ngôi mộ ngay tại trên mảnh đất đó, người sở hữu đất đấy không cho dòng tộc chúng em được phép tôn tạo lại 3 ngồi mộ đó, chỉ được cắm bia xuống đất phẳng để hằng năm đến thăm nom(gia đình này vốn không có đức, đã âm thầm đánh lạc hướng nhiều gia đình bằng cách quây kín, gom đất 1 chỗ, chỉ cho người thân đến thăm nom 1 chỗ để tự í di chuyển mười mấy ngôi mộ đi chỗ khác, người thân vẫn lầm tưởng đến đó thắp hương) vậy dòng tộc em có được phép tôn tạo xây 3 ngôi mộ đó không Luật sư của LVN Group? và cơ quan nào có thẩm quyền để giải quyết?

Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư

Người gửi: Tuan Phuong

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group

Trả lời:

1.Cơ sở pháp lý

Luật Đất đai của Quốc hội, số 45/2013/QH13;

Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

2.Nội dung trả lời

2.1.Thứ nhất về vấn đề dòng tộc em có được phép tôn tạo xây 3 ngôi mộ đó?

Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật đất đai năm 2013:

“16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:

“Điều 19. Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh”.

Như vậy nếu gia đình không cho phép bạn có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì bạn không được phép cải tạo khi không được sự đồng ý của họ.Nếu họ không có đủ điều kiện thì bạn có thể cải tạo không cần sự cho phép của gia đình kia.

2.2.Thứ hai về vấn đề cơ quan nào có thẩm quyền để giải quyết?

Căn cứ Điều 203 Luật đất đai năm 2003:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

Như vậy đầu tiên bạn cần yêu cầu UBND xã tiến hành hòa giải sau đó khi tiến hành hòa giải không thành thì bạn có thể làm đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện nơi có đất hoặc nộp đơn khiếu nại tại UBND cấp huyện nơi có đất.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật LVN Group