Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH về hệ số điều chỉnh tiền lương

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng BHXH được tính theo số năm đóng, mỗi năm đóng được hưởng như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (đối với những năm đóng trước năm 2014)

– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (đối vớ những năm đóng từ năm 2014 trở đi)

– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật BHXH 2014:

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

Quy định này dẫn đến việc NLĐ khi tự tính số tiền bảo hiểm xã hội dựa trên mức đóng bảo hiểm không đúng với mức chi trả thực tế của bên bảo hiểm xã hội. Điều này xuất phát từ việc tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Hiện nay, Thông tư 42/2016/TT_BLĐTBXH, tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính theo công thức sau: 

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm * Hệ số điều chỉnh năm tương ứng.

Thông tin về mức điều chỉnh này được cập nhật theo Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Mức điều chỉnh

4,40

3,74

3,53

3,42

3,18

3,04

3,09

3,10

2,99

2,89

2,69

2,48

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Mức điều chỉnh

2,31

2,13

1,73

1,62

1,48

1,25

1,15

1,08

1,03

1,03

1,00

1,00

Theo đó, việc điều chỉnh với hệ số điều chỉnh cho từng năm lớn hơn 1dẫn đến việc NLĐ được hưởng số tiền baỏ hiểm cao hơn so với mức đóng. Căn cứ vào cách tính nêu trên, các cơ quan bảo hiểm sẽ tính toán và chi trả tiền “trượt giá” cho NLĐ cùng với thời điểm trả tiền bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, cũng sẽ không có chuyện tách riêng ra thành hai khoản như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về câu hỏi: Có được hưởng trượt giá bảo hiểm theo quy định mới nhất ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.0191để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group