Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012

Luật viên chức 2010

Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn kí kết hợp đồng làm việc, bồi thường chi phí đào tạo và bồi dưỡng đối với viên chức

Nghị Định 143/2013/NĐ-CP quy định về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo

Nội dung phân tích:

xin hỏi Luật sư!cơ quan em là đơn vị sự nghiệp có 01 viên chức được cơ quan cử đi đào tạo thạc sĩ trong nước. Sau khi tốt nghiệp được 2 năm người này mắc bệnh mãn tính (vì lý do sức khỏe) người này làm đơn xin nghỉ việc. nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn có cách nào giúp người này không phải nộp trả kinh phí đào tạo khi nghỉ việc được không? (vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và chi phí điều trị bệnh).

Điều 37 Bộ Luật lao động 2012 quy định các trường họp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Theo khoản 2 điều 11 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động:

“ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Điểm d Khoản 1 Điều 37 của Bộ luật Lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Phải nghỉ việc để chăm sóc vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con đẻ, con nuôi bị ốm đau, tai nạn

b) Khi ra nước ngoài sinh sống hoặc làm việc;

c) Gia đình gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh hoặc chuyển chỗ ở mà người lao động đã tìm mọi biện pháp nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động”.

Như vậy, nếu bản thân hoặc gia đình người lao động khó khăn, không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động thì họ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Trong trường hợp bạn hỏi, người lao động mắc bệnh mãn tính và hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, người lao động có thể làm đơn xin nghỉ việc, trình bày trực tiếp những vấn đề khó khăn của bản thân với người sử dụng lao động để được giải quyết nghỉ việc. Tình huống này cũng thuộc trường hợp người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi việc chấm dứt hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. Trường hợp không thuộc các lý do được chấm dứt hợp lao động thì người lao động nghỉ việc mà không có sự đồng ý của người sử dụng lao động thì mới phải đền bù chi phí đào tạo.

Chào văn phòng. Tôi xin vào làm cty ở một nhà máy, với nhiệm vụ là công nhân vận hành máy, với bằng cao đẳng. Tôi vẫn đang trong thời gian thử việc được 2tháng nhưng cty vẫn không ký hợp đồng lao động. Mức độ tăng ca của cty quá nhiều nên tôi xin nghỉ. Nhưng cty bảo phải báo trước 3ngày và hoàn lại tiền quần áo và chi phí đào tạo là 1triệu. Ngoài ra tiền lương tháng cuối giam lại 90ngày sau mới lấy được. Khi thử việc tôi không ký bất kỳ giấy tờ nào về thử việc cả. Vậy cty có làm đúng luật không? Xin cảm ơn.

Bộ Luật Lao động 2012 quy định về hình thức và nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:

Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

…”

Như vậy, công việc của bạn ở công ty không phải công việc tạm thời nên khi nhận bạn vào làm việc, người sử dụng lao động cần phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với bạn, công ty không ký kết hợp đồng với bạn là trái quy định của pháp luật.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

Như vậy, công ty giải thích bạn phải báo trước cho công ty trước khi nghỉ việc là 3 ngày là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công ty bắt bạn đền bù chi phí đào tạo và tiền mua quần áo là không có căn cứ. Giữa bận và công ty không có bất cứ một cứ thảo thuận nào về chi phí đào tạo, hay học nghề trong quá trình làm việc, theo quy định của luật lao động 2012, hợp đồng học nghề và học việc đều phải được giao kết bằng văn bản, và người sử dụng lao động không được thu chi phí học nghề của người lao động. Đối với hợp đồng đào tạo nghề, các chi phí đào tạo phải có chứng từ hợp lệ về việc chi trả, cụ thể:

Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề

1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Việc công ty đòi chi phí đào tạo của bạn là không có căn cứ.

Hành động giữ lương của công ty là trái quy định của Pháp luật, Bộ Luật lao động 2012 quy định:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi HĐLĐ chấm dứt, các bên phải thanh toán đầy đủ các khoản liên quan. Bạn có thể yêu cầu công ty trả tiền lương tháng cuối cho bạn, nếu không được trả đầy đủ, bạn có thể làm đơn khiếu nại ra phòng Lao động thương binh xã hội để được bảo vệ quyền lợi chính đáng.

Tôi vào ngành công an từ nhỏ, lúc đó bản thân chưa biết về Ngành. Học trường công an từ lớp 9, sau đó học đại học an ninh nhưng khi tốt nghiệp đại học nhân công tác thì bản thân cảm thấy muốn ra khỏi ngành vì một số lý do. Nếu tôi xin ra khoi Nganh công an được không, nếu được có phải bồi thường kinh phí đào tạo không. Điều kiện ra khoi Ngành như thế nào. Tôi xin cảm ơn

Tôi vào Ngành Công an từ lớp 9. Hiện nay mới tốt nghiệp ĐH ANND và nhận công tác được 1 tháng tại công an huyện nhưng bây giờ tôi cảm thấy bản thân không còn đam mê và không có động lực làm việc, bản thân cũng ít nói, tiếp xúc với mọi người. lý do khác là vì khi công tác phải trực thường xuyên không có thời gian để làm những công việc khác. cho tôi hỏi: giờ tôi xin ra khỏi Ngành được không, có phải bồi thường kinh phí đào tạo, phải nộp đơn ở đâu.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì bạn mới ra trường nhưng nhận thất không muốn tiếp tục làm việc trong ngành nữa. Bạn không cung cấp thông tin bạn hiện đang là công chức, viên chức hay chỉ là nhân viên bình thường. 

* Đối với trường hợp là công chức khi xin nghỉ việc sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:

Theo quy định của Luật cán bộ công chức 2010 thì công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (trong đó tập trung vào các cơ quan hành chính) để thực thi hoạt động công vụ và được hưởng lương và các khoản thu nhập từ ngân sách nhà nước.

Khoản 4, Điều 49 quy định: Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định trên, cán bộ công chức phải bồi thường chi phí đào tạo trong các trường hợp: tự ý bỏ học, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không hoàn thành khóa học, không được cấp văn bằng tốt nghiệp, chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết. 

* Đối với trường hợp là viên chức khi xin nghỉ việc sẽ phải bồi hoàn chi phí đào tạo như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 35 Luật viên chức có quy định về trách nhiệm và quyền lợi của viên chức trong đào tạo, bồi dưỡng như sau:“Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việchoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ”.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Nghị định 29/2012/NĐ-CP có quy định các trường hợp viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:

“a) Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

b) Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;

c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.

Như vậy, trường hợp nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết thì bạn sẽ phải đền bù chi phí đào tạo.

* Đối với người lao động bình thường thì việc thì việc bồi hoàn chi phí đào tạo được thực hiện theo quy định của BLLĐ 2012:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 43 Bộ luật lao động thì: khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

Trường hợp bạn đặt ra, người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, vì vậy, theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 Bộ luật lao động thì: “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Như vậy, theo các quy định trên, người lao động chỉ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi người lao động chấm dứt hợp đồng không xác định thời hạn đúng như quy định tại Khoản 3 Điều 37 BLLĐ thì người lao động không phải hoàn trả chi phí đào tạo.

Trong trường hợp bạn muốn xin ra khỏi ngành theo ý chí tự nguyện thì bạn có thể làm đơn xin thôi việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc xin nghỉ việc của bạn.

Trường hợp của bạn, bạn muốn xin rút ra khỏi ngành được quy định tại Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức Thủ tục giải quyết thôi việc quy định như sau: 

“1. Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng:

a) Căn cứ phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, nếu đồng ý cho công chức thôi việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc bằng văn bản; nếu không đồng ý cho công chức thôi việc thì trả lời công chức bằng văn bản và nêu rõ lý do theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Các lý do không giải quyết thôi việc:

Công chức đang trong thời gian thực hiện việc luân chuyển, biệt phái, đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

Công chức chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết với cơ quan, tổ chức, đơn vị khi được xét tuyển;

Công chức chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Do yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc chưa bố trí được người thay thế.

2. Trường hợp thôi việc do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ:

a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức.

b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định thôi việc được ban hành, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải thanh toán trợ cấp thôi việc đối với công chức.”

Như vậy, bạn xin rút ra khỏi ngành hoàn toàn được được xét theo nguyện vọng của bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group. Tôi bị kỷ luật buộc thôi việc vào tháng 1/2011 nhưng thời điểm đó đơn vị chưa thành lập hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo. Cho đến tháng 9/2016 vừa rồi mới thành lập Hội đồng xét đền bù và yêu cầu tôi phải hoàn trả tổng cộng là 80 triệu đồng. Thời gian xét đền bù quá xa với thời gian kỷ luật buộc thôi việc, như vậy có đúng với quy định không!? Xin trân trọng cảm ơn!

Bộ luật lao động 2012 quy định về bồi thường cho phí đào tạo như sau:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
 3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

 

Pháp luật hiện hành chỉ quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường chi phí đào tạo mà không có quy định nào về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật hoặc sa thải thì không phải bồi thường chi phí đào tạo. Do vậy, việc có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng đào tạo mà các bên đã thỏa thuận. Bạn cần xem xét lại hợp đồng ký kết giữa bạn và công ty xem có thỏa thuận về việc người lao động bị sa thải có nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật” hay không, nếu không có thì bạn không có nghĩa vụ bồi thường cho công ty khi bị sa thải. Nếu có điều khoản về bồi thờờng chi phí đào tọa khi người lao ộnộnộng bị sa thải thì bạn có nghĩa vụ bồi thường chi phí dào tạo tương ứng cho công ty.

Pháp Luật không quy định cụ thể về thời hạn xét đền bù chi phí đào tạo là bao lâu tuy nhiên theo quy định của Pháp luật dân sự, thời hiệu khởi kiện đối với vụ án dân sự kiện đòi tài sản là 2 năm kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Căn cứ vào đó có thể thấy, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bạn hoàn trả chi phí đào tạo đã hết.

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài. Theo đó, đối với khoản chi phí 80 triệu đồng mà công ty đưa ra, bạn có thể yêu cầu công ty xuất trình các chứng từ hợp lệ về chi phí chi trả cho việc đào tạo của bạn. Nếu công ty không đưa ra được các chứng từ chứng minh các khoản chi phí đó thì bạn có quyền không chấp nhận chi trả.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ranội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật LVN Group.