1. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ tai nạn giao thông ?
Xin chào Luật sư, cho tôi hỏi: Em tôi là chiến sĩ công an đang đi làm về, di chuyển xe máy cùng chiều với ô tô container, Em tôi đi trong làn đường xe máy, và bị va chạm ngã ra đường, nằm xuống làn đường xe máy và xe ô tô thì bị bánh sau xe container cán qua người, em tôi tử vong tại chỗ. Theo Cơ quan CS điều tra của công an tỉnh cho rằng em tôi va chạm với một xe máy khác rồi ngã xuống đường cùng lúc đó xe container đi đến khiến em tôi bị xe chèn qua.
Kết luận của công an tỉnh, xe container không có lỗi vì họ đi đúng làn. Tai nạn xảy ra là sự kiện bất ngờ, người làm chứng là phụ xe ngồi trên xe khai rằng nhìn thấy em tôi va quệt với một xe máy khác. Ngoài ra không có nhân chứng nào trên hiện trường nhìn thấy có va quệt. Cơ quan điều tra kết luận bên lái xe ko có lỗi và trả xe cho lái xe.
Tôi muốn hỏi:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ việc của em tôi thuộc về đơn vị nào giải quyết, hiện tại cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh thụ lý có đúng không?
2. Nhân chứng là phụ xe ngồi trên xe quan sát thấy tai nạn của em tôi có được gọi là nhân chứng khách quan không?
3.Bên cơ quan công an có yêu cầu gia đình tôi đến giải quyết bồi thường, họ đưa ra mức chủ xe 60 triệu, lái xe 30 triệu hỗ trợ gia đình. Tôi không đồng ý và ký vào biên bản thỏa thuận là không đồng ý. Nhưng bên công an đứng ra nhận tiền và yêu cầu tôi đến nhận số tiền trên. Tôi hỏi việc này có đúng không?
4. Bên công an trả lời họ tiếp tục điều tra tìm người thanh niên đi xe máy kia nên không giải quyết vụ việc dân sự. cho tôi hỏi vậy việc gây thiệt hại chết người giả sử lái xe không có lỗi họ có phải bồi thường không trong khi em tôi có 2 đứa con nhỏ, 1 cháu 4 tuổi, một cháu 2 tuổi và mẹ già hai bên đều ko có lương? Chúng tôi có quyền khởi kiện dân sự không?
Tôi rất cần nhận được sự tư vấn từ Luật sư về vụ việc của em tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến
Trả lời:
Dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn dựa trên các quy định của pháp luật như sau:
1. Về thẩm quyền giải quyết vụ việc
Căn cứ Điều 3 Thông tư số 63/2020/TT-BCA Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông:
1. Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
3. Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Như vậy cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh có quyền thụ lý vụ việc trong trường hợp này nhất là khi vụ việc có tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm.
2. Về nhân chứng
Nhân chứng phụ xe quan sát thấy tai nạn của em bạn hoàn toàn phù hợp làm nhân chứng khách quan trong vụ việc này (Căn cứ Điều 114 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
3. Về việc bồi thường
Ngoài ra việc phía người lái xe container bồi thường cho gia đình bạn là bồi thường ngoài hợp đồng. Vì vậy nên việc công an thay mặt bạn nhận số tiền này là hoàn toàn sai pháp luật, bạn có thể khởi kiện việc này và đòi bồi thường từ phía người lái xe tại tòa án nhân dân tỉnh.
Bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện dân sự, như đã nói ở trên, nếu hành động của người lái xe container không phải là hành vi có lỗi nhưng vẫn gây ra tổn thất với gia đình bạn thì vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.
Căn cứ Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu trả lời của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!
>> Xem ngay nội dung: Gây tai nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?
2. Tư vấn về tai nạn giao thông khi lấn sang làn đường và va chạm với ô tô đi ngược chiều ?
Thân chào anh, chị. Em tên nguyễn văn vũ. Mong anh, chị tư vấn giúp em trường hợp này: hôm trước em có điều khiển xe máy đi trong thành phố và có lấn sang làn đường và va chạm với ô tô đi ngược chiều. (trong người đã có nồng độ cồn). Ô tô bị trầy xước phần đầu và hư cản trước, xe máy của em thì hư hỏng nặng. Còn em thì bị thương nặng được đưa vào bệnh viện xác định bị dập gan, mổ và khâu cầm máu hỗng tràng. Nằm viện mất 10 ngày mà bên ô tô không hề điện thoại hay đến thăm hỏi mà còn bắt em phải đền ô tô của họ. Nay sức khỏe của em chưa được ổn lắm nên chưa tới công an làm việc được. (em làm công nhân và bị tai nạn ở cần thơ mà nhà em ở bình định e về dưỡng bệnh ở bình định nên chưa vào giải quyết được) trường hợp của của em như vậy thì bên ô tô bồi thường hay bên em bồi thường ?
Mong anh, chị tư vắn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn
>> Xem ngay: Tai nạn giao thông nhưng không biết ai đúng ai sai thì phải bồi thường như thế nào?
– Căn cứ Thông tư số 63/2020/TT-BCA Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông: Cơ quan CSGT sẽ là đơn vị có trách nhiệm xác định nguyên nhân của vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi vi phạm của mỗi bên trong vụ tai nạn đó.
– Về vấn đề bồi thường:
Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại như sau:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Điều 609 Bộ Luật dân sự 2005 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
3. Tai nạn giao thông làm 01 người tử vong thì có phạm luật hình sự không ? có phải đi tù không ?
Thưa văn phòng luật LVN Group tôi là lái xe ôtô tải , trong khi tham gia giao thông có bị tai nạn làm 01 người tử vong. Tôi giấy phép lái xe có ( hạng c ) xe tôi giấy tờ bảo hiểm xe đầy đủ theo quy định cũa pháp luật. Khi tôi điều khiển xe chuyển làn đường qua bên trái để vào cây xăng dầu đổ dầu thì có một xe mô tô chạy bên phần đường bên trái tông vào hông ( lốp sau bên phụ xe tôi ) và dẫn đến tử vong. Trong khi đó tôi điều khiển xe không sử dụng rượu bia hay đang dùng điện thoại, khi qua đường tôi có mở say nhanh. Công an cũng đến hiện trường ghi lại hiện trường vụ tai nạn. Qua kết quả khám nghiệm pháp y và điều tra của công an thì: nạn nhân có nồng độ cồn trong máu chạy xe sai làn đường chạy quá tốc độ khi vụ việc xảy ra tôi đã phụ cho gia đình nạn nhân mai táng phí để mai táng nạn nhân. Người nhà nạn nhân đã viết đơn bãi nại cho tôi: vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group là tôi có vi phạm luật hình sự không và có đi tù không. Mức phạt như thế nào thưa Luật sư của LVN Group ?
Rất mong sự tư vấn của Luật LVN Group. Tôi chân thành cảm ơn.
– Trương Ngọc Phi
>> Tham khảo ngay: Tư vấn làm hồ sơ xác nhận thương tật do bị tai nạn giao thông ?
4. Xử lý tai nạn giao thông khi đi xe đạp sang đường ngược chiều ?
Chào Luật sư của LVN Group, cho tôi hỏi mẹ tôi năm nay 72 tuổi không bị bệnh mất tri và giác quan đều tốt trên đường từ chợ về nhà có đoạn đường hai chiều có giải phân cách cứng đoạn đường này cũng thưa người đi lại mẹ tôi đã đi xe đạp sang đường ngược chiều và đi sát vào vỉa hè trời hôm đó vẫn còn sáng không mưa, đường không trơn trượt, không khuất tầm nhìn có hai thanh niên đi xe máy phóng nhanh với tốc độ cao đã đâm phải mẹ tôi gây nên rất nhiều thương tích gẫy hàm dưới, dập mũi gẫy chân, gẫy tay xin Luật sư của LVN Group tư vấn và giải quyết vụ việc này như thế nào ?
Cảm ơn.
– Phạm Ngọc Tuấn
Theo đó, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định trách nhiệm của người tham gia giao thông khi gây ra tai nạn tại Điều 260. Cụ thể, người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt tù trong trường hợp:
– Làm chết người;
– Gây tổn hại sức khỏe, thương tích của 01 người với tỷ lệ 61% trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
Căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi, người nào phạm tội này có thể bị phạt cao nhất lên đến 15 năm tù nếu:
– Làm chết 03 người trở lên;
– Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 03 người trở lên với tổng tỷ lệ là 201% trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên;
Như vậy, trong trường hợp làm chết người khi vi phạm giao thông thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nghiêm trọng hơn có thể bị phạt tù đến 15 năm.
Với quy định nêu trên, người tham gia giao thông chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu:
– Không chấp hành quy định về an toàn giao thông
– Gây ra hậu quả chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
Do đó, nếu chỉ gây hậu quả chết người nhưng không vi phạm quy định giao thông: đi đúng phần đường, đúng tốc độ… chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ thì sẽ không bị xử lý trách nhiệm hình sự.
Lúc này, người gây ra tai nạn chỉ phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông được xác định như sau:
– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường nhưng hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không phải bồi thường. Người gây ra thiệt hại sẽ không phải bồi thường phần thiệt hại do người bị thiệt hại gây ra.
– Các bên có thể thỏa thuận về: Mức, hình thức, phương thức bồi thường, …
– Các loại thiệt hại được đền bù nếu gây ra tai nạn chết người:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
+ Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận…
5. Bị tai nạn giao thông không trả được tiền vay thì xử lý ra sao ?
Xin văn phòng Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em với ạ. Anh trai em có làm một hợp đồng cho vay trả góp với công ty tài chính home credit ngày 18/11/2018 với nội dung: Vay 22.452.000 VNĐ. Trả góp 18 tháng. Mỗi tháng trả 1.830.000 VNĐ lãi suất 6.17%/tháng.
Anh trai em đã trả được 9 tháng nhưng sau đó bị tai nạn giao thông và phải nằm điều trị gần 2 tháng ở bệnh viện. Do bị trấn thương sọ não, nên trong 4-5 tháng đầu anh trai em gần như không nhớ được các sự kiện gần đó. Thậm trí thời gian đầu còn không nhận ra người nhà. Phía bên công ty home credit liên tục gọi điện cho người nhà yêu cầu thanh toán tiền. Nhưng gia đình em không hề biết đến hợp đồng đó và thời gian này cũng đang phải lo vay mượn để chi phí tiền thuốc thang, viện phí cho anh trai em. Khoảng 3 tháng sau, nhân viên công ty gửi về gia đình bản thanh toán nợ xấu, yêu cầu phải thanh toán nếu không sẽ kiện ra tòa. Gia đình em mặc dù đang rất khó khăn về tài chính, bản thân anh trai em cũng đang có ảnh hưởng xấu đến thần kinh, chưa thể đi làm và cũng khỗng có thu nhập. Nhưng vì thấy nói kiện ra tòa nên cũng sợ hãi, cố đi vay mượn về trả cho nhân viên công ty 8.000.000 vnd (tổng số tiền đã thanh toán là hơn 22.000.000 vnd) số còn lại xin trả theo hàng tháng, mỗi tháng là 2.000.000 vnd.
Vì vậy, em xin nhờ văn phòng Luật sư của LVN Group tư vấn giúp em: Hiện tại gia đình em đã thanh toán được hơn 22.000.000 vnd (bằng số tiền vay theo hợp đồng), nếu gia đình em không thanh toán nốt số tiền còn lại theo giấy báo của công ty (hơn 22 triệu nữa) thì có bị công ty kiện tòa không ạ. Và nếu bị kiện thì gia đình em có sao không ạ.
Xử lý các khoản vay nợ khi bị tai nạn giao thông và không có khả năng trả nợ
Trả lời:
Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.“
Theo đó, bên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn. Trường hợp vay có lãi suất mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đủ thì bên vay phải trả lãi theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015.
Điều 351 Bộ luật dân sự quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự:
“1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.“
Như vậy, trong trường hợp anh của bạn không trả tiền đúng hạn là do sự kiện bất khả kháng, đó là bị tai nạn. Do đó, nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác thì anh bạn không phải chịu trách nhiệm dân sự. Hơn nữa, nếu trong hợp đồng vay tiền đó không có điều khoản nào quy định gia đình người vay tiền có nghĩa vụ trả tiền thay khi người vay tiền không trả được thì bên cho vay không có quyền yêu cầu gia đình bạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Trường hợp nếu trong hợp đồng có quy định thì gia đình bạn phải thực hiện đúng thỏa thuận của hai bên, có nghĩa gia đình bạn phải trả tiền trong đó có cả tiền lãi. Nếu không thực hiện nghĩa vụ trả tiền, bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bên vay thực hiện đúng nghĩa vụ.
6. Tư vấn chế độ nghỉ ốm đau do bị tai nạn giao thông ?
Kính thưa Luật sư của LVN Group, nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp trường hợp chồng tôi nghỉ ốm như sau. Chồng tôi bị tai nạn giao thông từ 23/12/2017 và phải nhập viện điều trị chấn thương sọ não từ đó đến 08/01/2018 thì xuất viện, theo dõi tại nhà 1 tuần rồi tái khám. Sau khi tái khám bác sĩ trả kết quả bệnh tiến triển tốt và được về quê dưỡng bệnh.
Chồng tôi nghỉ làm từ 23/12 đến hết tháng 03/2018, trong thời gian đó chồng tôi không nhận lương. Chồng tôi có hợp đồng lao động với công ty rồi và hiện đã gắn bó với công ty được 3 năm, công ty có đóng bảo hiểm đầy đủ.
Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi chồng tôi có được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm không ạ, và mức hưởng cụ thể như thế nào ạ. Tôi phải làm những thủ tục giấy tờ gì và nộp cho ai, vào lúc nào để chồng tôi được bảo hiểm giải quyết (nếu có) ạ ?
Xin chân thành cám ơn.
Người gửi : K.A
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. chúng tôi xin giải đáp vấn đề của bạn như sau:
Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau:
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Nếu chồng của bạn bị tai nạn không phải do là tai nạn lao động nghề nghiệp, tai nạn không phải do lí do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu hoặc sử dụng chất ma thúy, tiền chất ma túy thì vẫn được hưởng Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Về mức hưởng: Điều 28 Luật bảo hiểm năm 2014 quy định như sau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Như vậy mức hưởng bảo hiểm xã hội của chồng bạn thuộc Khoản 1 Điều 28 luật bảo hiểm xã hội và được hưởng 75% mức tiền lương lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Thủ tục, trình tự thực hiện hưởng bảo hiểm xã hội được quy định tại điều 100 và Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động (bao gồm bản chính hoặc bản sao giấy ra viện của người lao động)
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật LVN Group