NỘI DUNG YÊU CẦU:
Chào Công ty Luật LVN Group, tôi tên là Phạm Giang. Hiện tại, tôi đang sinh sống và làm việc ở Hưng Yên. Trong quá trình làm việc tôi và một số đồng nghiệp có một chút thắc mắc gửi đến công ty, mong công ty mình giúp tôi giải đáp, vấn đề này cũng không phải là vấn đề quá phức tạp chúng tôi không thể nghiên cứu được nhưng vì còn thiếu kinh nghiệm trong mảng pháp luật này, nên chúng tôi muốn có một câu trả lời đầy đủ và chính xác, cũng như có thể cập nhật được những văn bản mới nhất hiện nay (chúng tôi không tự kiểm tra được tính hiệu lực của văn bản cũng là một điểm hạn chế). Câu hỏi của tôi là những cơ sở pháp lý hiện hành để cho tòa án thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thi hành án hình sự. Cảm ơn công ty rất nhiều.
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Chào anh Phạm Giang, cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật LVN Group của chúng tôi, anh có thể theo dõi câu trả lời của chúng tôi về các cơ sở pháp lý của việc kiểm tra, giám sát của Tòa án đối với thi hành án hình sự được thể hiện như sau:
1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Điều 127 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Tòa án nhân dàn tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tòa án có nhiệm vụ xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, án kinh tế, lao động, hành chính và giải quyết việc phá sản doanh nghiệp cũng như các việc khác theo quy định của pháp luật. Hệ thống cơ cấu tổ chức của Tòa án các cấp được tổ chức từ trung ương đến địa phương, bao gồm Tòa án nhân dân tốì cao, các Tòa án địa phương bao gồm Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân cấp huyện và tương đương. Ngoài ra, còn có hệ thống Tòa án quân sự. Đe thực hiện chức năng xét xử, các Tòa án phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia; nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số; nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong quá trình xét xử…
2. Bộ luật tố tụng hình sự:
2.1 Giám sát, kiểm tra hoạt động thi hành án hình sự của tòa án:
Mặc dù là cơ quan xét xử nhưng theo BLTTHS hiện hành, Tòa án còn là cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động tố tụng trong giai đoạn thi hành án hình sự như ra quyết định thi hành án (Điều 226),quyết định cho người bị kết án được hoãn chấp hành án phạt tù (Điều 231), tạm đình chỉ thi hành án phạt tù (Điều 232), xét giảm thời gian chấp hành hình phạt đối với một số hình phạt như hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế (Điều 238); quyết định việc xóa án tích (Điều 240)… Các hoạt động nói trên được giao cho hai cấp Tòa án là Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương. Với tư cách là cơ quan có nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động thi hành án hình sự như nêu trên đặt ra một vấn đề là nếu như trong quá trình xét xử, các Tòa án thực hiện các trình tự và thủ tục tố tụng trên cơ sở thẩm quyền tố tụng độc lập, các Tòa án cấp trên không can thiệp vào quá trình xét xử của Tòa án cấp dưới thì trong hoạt động thi hành án hình sự, các Tòa án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phải có quyền tiến hành kiểm tra, giám sát đốì với hoạt động thi hành án hình sự của các Tòa án cấp dựới. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 227 BLTTHS, các cơ quan có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Tòa án còn có: cơ quan Công an thi hành các bản án phạt tù có thời hạn, tù chung thân, tham gia Hội đồng thi hành án tử hình, thi hành hình phạt trục xuất; chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo, bị phạt cải tạo không giam giữ, giúp chấp hành viên thi hành án phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại; cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định bắt buộc chữa bệnh. Theo quy định của BLTTHS, các Tòa án còn có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành án hình sự của các cơ quan tổ chức khác có liên quan, ví dụ, theo Điều 227 BLTTHS, các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành, nếu chưa thi hành được thì phải nói rõ lý do. Vấn đề đặt ra là bản chất của các quan hệ giám sát của Tòa án như nêu trên có khác nhau hay không? Chúng tôi cho rằng về vấn đề này, bản chất của quan hệ kiểm tra, giám sát giữa Tòa án cấp trên với các Tòa án cấp dưới với quan hệ giám sát giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước khác trong hoạt động thi hành án là khác nhau. Rõ ràng trong các quan hệ ngoài tố tụng xét xử, giữa Tòa án các cấp có tồn tại quan hệ quản lý hành chính. Ví dụ: trong quan hệ quản lý cán bộ hoặc trong quan hệ quản lý hoạt động thi hành án hình sự. Một thực tế hiện nay là trong các văn bản pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của Tòa án, chúng ta không thấy có văn bản nào điều chỉnh về mối quan hệ này. Rõ ràng về phương diện lý luận, trong hoạt động xét xử vụ án hình sự nói riêng cũng như xét xử các vụ án khác nói chung, Toà án tuân theo nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nhưng trong quan hệ thi hành án hình sự (mà bản chất của nó không phải là quan hệ tố tụng xét xử) thì nguyên tắc này không có hiệu lực. Rõ ràng nếu như BLTTHS còn quy định Tòa án có những thẩm quyền nhất định trong hoạt động thi hành án hình sự như hiện nay thì phải xác lập mối quan hệ quản lý hành chính giữa Tòa án các cấp với nhau trong lĩnh vực này. Tòa án cấp trên phải có những quyền hạn được tiến hành kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thi hành án hình sự của Tòa án cấp dưới trong giai đoạn thi hành bản án và quyết định của Tòa án. Điều này đồng nghĩa với việc các Tòa án cấp dưới phải có trách nhiệm báo cáo với các Tòa án cấp trên về hoạt động thi hành án hình sự của mình. Trong thực tiễn tồn tại hoạt động Tòa án cấp trên kiểm tra hoạt động thi hành án của các Tòa án cấp dưói thông qua những đợt kiểm tra, thanh tra nghiệp vụ. Tuy nhiên, hoạt động này không được tiến hành thường xuyên, liên tục và không phải được tiến hành ở tất cả các cấp Tòa án mà thường chỉ được tiến hành ở TANDTC thông qua hoạt động của Thanh tra Tòa án.
2.2 Giám sát, kiểm tra hoạt động thi hành án hình sự của các cơ quan tổ chức thi hành án hình sự khác:
Trong quan hệ kiểm tra, giám sát của Tòa án đối với các cơ quan tổ chức thi hành án hình sự khác, chúng ta nhận thấy rằng bản chất của quan hệ này không phải là quan hệ hành chính giữa cấp trên với cấp dưới cũng như không thuộc phạm vi quan hệ chỉ đạo điều hành. Bản chất của quan hệ kiểm tra, giám sát giữa Tòa án với các cơ quan thi hành án hình sự khác vởi cơ quan Công an, cơ quan chính quyền địa phương nơi có người phải thi hành án là quan hệ tố tụng hình sự, thuộc phạm vi nội dung của quan hệ kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự. Như chúng ta đã biết, trong BLTTHS hiện hành, tại Điều 257 có quy định “các cơ quan thi hành án phải báo cho Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nói rõ lý do”. Trên phương diện lý luận và thực tiễn, việc thực hiện quy định nói trên có những vấn đề nảy sinh như sau: Thứ nhất, việc các cơ quan thi hành án hình sự phải có trách nhiệm báo cáo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án về việc thi hành án hình sự là báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo về việc bản án đã được đưa ra thi hành theo quyết định thi hành án của Chánh án (cho dù việc thi hành bản án đó chưa kết thúc) hay là báo cáo về việc bản án đó đã được thi hành xong? Vấn đề này có liên quan đến thời điểm báo cáo của các cơ quan thi hành án. Thứ hai, chế độ kiểm tra, giám sát của Tòa án “sau báo cáo” như thế nào? Tòa án có quyền tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành án của các cơ quan thi hành án hay không? về những vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng cả trên phương diện quy định của pháp luật cũng như trên thực tiễn, Tòa án không tiến hành những hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động thi hành án hình sự của các cơ quan khác. Như vậy, thực chất của việc các cơ quan thi hành án phải có trách nhiệm báo cáo với Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án chĩ để giúp cho Tòa án đó theo dõi những việc nào đã được thi hành, việc nào chưa được thi hành để Tòa án các cấp tiêp tục thực hiện các hoạt động tố tụng khác thuộc nhiệm vụ của Tòa án mà không nhằm giúp cho hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của Tòa án đối với hoạt động thi hành án.
3. Kết luận:
Như vậy, cả trên phương diện pháp luật cũng như thực tiễn, quan hệ kiểm tra, giám sát của Tòa án đối với hoạt động thi hành án hình sự, bao gồm cả quan hệ kiểm tra, giám sát nội bộ lẫn quan hệ kiểm tra, giám sát đối vởi các cơ quan thi hành án khác đã và đang bộc lộ nhiều bất cập. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng lại một hệ thống cơ sở lý luận cho việc quy định hoạt động kiểm tra, giám sát của Tòa án đối với hoạt động thi hành án hình sự.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group