Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của Công ty luật LVN Group
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hộ tịch năm 2014
Nghị định 123/2015/NĐ-CP
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, theo quy định của Điều 15, Luật hộ tịch năm 2014 về trách nhiệm đăng ký khai sinh thì:
“ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”.
Do vậy, pháp luật quy định khi con bạn sinh ra thì trong thời hạn 60 ngày gia đình bạn có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ chồng bạn chưa đăng ký kết hôn, việc không đăng ký kết hôn không ảnh hưởng gì đến việc đăng ký khai sinh cho con. Việc được đăng ký khai sinhh là quyền của trẻ, cơ quan có thẩm quyền không được từ chối việc đăng ký khai sinh cho con bạn trong trường hợp này.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có đăng ký kết hôn thì cán bộ Hộ tịch không thể ghi thông tin của chồng bạn vào mục thông tin của cha được vì chưa có cơ sở xác nhận mới quan hệ cha con. trong trường hợp này nếu đăng ký khai sinh cho con sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 15, Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch 2014 :
“Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 của Luật Hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này”.
Do vậy, nếu muốn ghi tên cha trên giấy khai sinh của con bạn thì bạn phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014. Trường hợp muốn kết hợp 2 thủ tục này một lúc thì vẫn được giải quyết theo quy định của luật.
Điều 12 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn, khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con. Hồ sơ gồm:
– Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định.
– Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh.
– Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính – Công ty luật LVN Group