Kính thưa quý khách hàng!

Công ty Luật TNHH LVN GROUP xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Chúng tôi nhận được yêu cầu của quý khách liên quan đến nội dung cụ thể như sau:

NỘI DUNG YÊU CẦU

Kính gửi Quý Luật sư!

Đầu năm 2020, do có tranh chấp đất đai với hàng xóm nên trong quá trình thi công lát gạch sân, bà cụ hàng xóm (60 tuổi) có sang nhà dỡ gạch vừa mới lát. Khi đó bà đấy đang ngổi xổm và cháu tôi có bám vào vai bà và kéo 1 cái àm bà đang ngồi xổm rồi ngồi bệt xuống đất. Sau khoảng 20-30 phút bà đứng lên đi về, đi được 1 đoạn 3-4m thì bà ngã xuống. Do bà tuổi đã cao và đã có bệnh trước về xương khớp trước đó (đi lại khó khăn, vẫn đi khám bệnh xương khớp) nên bị gẫy xương chỏm đùi và phải đi bệnh viện thay thế.

Do hai bên có khúc mắc nên không thăm hỏi nhau, nên giá đình nhà kia có quan hệ với CA và làm đơn tố cáo. Công an gọi cháu tôi (cháu học đại học năm 1) lên đánh và bắt nhận tội cố ý gây thương tích (khoản 3 từ 2- 6 năm tù). Sau đó CA nói đi giám định sức khỏe ở mức tổn hại sức khỏe 35% (tất cả hồ sơ, giấy tờ, giám định không biết là như thế nào).

Khi hai bên hòa giải và bên kia nhận tiền bồi thường thì gia đình có làm đơn xin rút đơn khỏi kiện (từ tháng cuối tháng 3/2020). Tôi hiểu, nếu đúng sự thật là cháu tôi cố ý gây thương tích thì tội danh này bị khởi tố không theo yêu cầu của bị hại, việc khắc phục hậu quả là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 16 tháng kể từ ngày xảy ra vụ việc và 14 tháng kể từ khi hòa giải và “bị hại” rút đơn gia đình tôi hay cháu cũng chưa nhận được quyết đinh khởi tố hay đình chỉ của vụ án.

Luật sư cho tôi hỏi:

1. Theo quy định của pháp luật thì vụ việc/vụ án trên có còn hiệu lực, thời hạn để khởi tố, truy tố và xét xử không?

2. Tại sao đến thời điểm này gia đình hay bản thân cháu vẫn chưa có hay nhận được quyết định khởi tố vụ án?

Rất mong sự tư vấn của Luật sư.

Trân trọng!

TRẢ LỜI:

CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Bộ luật hình sự 2015; sửa đổi bổ sung 2017;

– Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

– Luật giám định tư pháp 2012;

NỘI DUNG TƯ VẤN

Theo thông tin Qúy khách cung cấp, công an xác định sức khỏe của “cụ già: bị có mức tổn hại sức khỏe 35%. Theo khoản 3 Điều 134 luật hình sự 2015; sửa đổi bổ sung 2017 thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm..”

Nếu “cụ già” bị tổn hại sức khỏe ở mức 35% thì dù người bị hại có rút đơn tố cáo thì cháu Qúy khách vẫn bị khởi tố theo quy định pháp luật. Nhưng nếu “cụ già” chỉ bị tổn hại sức khỏe dưới 11%, tức là thuộc khoản 1 Điều 134 nêu trên thì cháu Qúy khách chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của bị hại (của cụ già).

Mặc khác, thời hạn khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

– Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

– Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Như vậy thông thường, thời hạn khởi tố vụ án hình sự là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Ngoài ra, theo Điều 147, trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn kéo dài trên thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Theo thông tin Qúy khách, sự việc đã xảy ra từ đầu năm 2020, như vậy đến thời điểm hiện tại đã quá thời hạn khởi tố vụ án hình sự. Theo quan điểm của Luật LVN Group, vụ việc này chưa đủ yếu tố để khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Do đó, cơ quan công an không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Nhưng nếu không đủ căn cứ khởi tố thì cơ quan công an cũng phải ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Do đó, Qúy khách cần liên hệ với cơ quan công an để làm rõ nội dung trên, đồng thời Qúy khách cần xem xét và kiểm tra lại các thông tin mà Qúy khách được cung cấp.

Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định thương tật trong tố tụng hình sự

Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về việc trưng cầu giám định như sau:

Điều 205. Trưng cầu giám định

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Điều 22 – Luật giám định tư pháp 2012 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
d) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi vềTư vấn về pháp luật hình sự”. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và hồ sơ do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để quý khách tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng cảm ơn!

Bộ phận tư vấn Pháp luật

Công ty Luật TNHH LVN Group