1. Khái niệm

Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán được hiểu là hành vi công bố thông tin không đúng với nội dung, số liệu thật hoặc cố ý không đưa ra nội dung số liệu thật liên quan đến việc chào bán,niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.
Lưu ý: Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
+ Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
+ Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
– Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, ăn công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.
– Che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội không công bố hoặc quý không công bố đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán,hồ sơ đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán, Hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; sơ đăng ký, lưu ký, bù và thanh toán chứng khoán.
– Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành chứng khoán thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc Dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, mua quyền chọn bán, bản hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.

2. Tội cổ ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán quy định thế nào?

Tội cổ ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán được quy định tại Điều 209 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 209. Tội cổ ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán
1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bản, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoản, tổ chức thị trường, đăng kỷ, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 thảng đến 02 năm:
a) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đằng;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chỉnh về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Công bố thông tin sai lệch trong hoạt động kinh doanh chứng khoản bị tội gì?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

3. Bình luận

Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý của tội phạm và khung hình phạt cơ bản; khoản 2 quy định các trường họp phạm tội tăng nặng; khoản 3 quy định khung hình phạt bổ sung đối với người phạm tội và khoản 4 quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.

3.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Điều luật không quy định cụ thể về chủ thể của tội này nhưng có thể xác định những người sau có thể là chủ thể:
+ Chủ tịch hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc, giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, những người trực tiếp thực hiện tư vấn phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, người được ủy quyền công bố thông tin;
+ Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán;

3.2 Mặt khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quy định quản lý hoạt động chứng khoán của nhà nước.

3.3 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niềm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán. Như vậy, có 2 dạng hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi công bố thông tin sai lệch và hành vi che giấu thông tin trong các hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.
Hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin này bị coi là tội phạm nếu thỏa mãn một trong ba dấu hiệu sau:
+ Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 01 tỷ đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên;
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:Công bố thông tin sai lệch liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.Che giấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.
Có một trong các hành vi sau đây:Công bố thông tin sai lệch liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán, che dấu sự thật liên quan đến việc chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán.
Dấu hiệu khác. Có một trong các dấu hiệu sau:Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng;Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;Đã b bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, người thực hiện hành vi trên phải gây hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

3.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý đối với hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin.

3.5 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất là phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà trong đó có sự cấu két chặt chẽ giữa những người đồng phạm;
– Thu lợi bất chính 01 tỳ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã thu về khoản lợi bất chính là 01 tỷ đồng trở lên;
– Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên: Đây là trường hợp phạm tội đã gây ra thiệt hại cho nhà đầu tư 03 tỷ đồng trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể áp dụng đối với người phạm tội) là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt đối với pháp nhân thưomg mại phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Neu hành vi phạm tội thuộc khoản 1 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thưong mại có mức phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 02 tỷ đồng;
– Neu hành vi phạm tội thuộc khoản 2 của điều luật thì khung hình phạt cho pháp nhân thương mại có mức phạt tiền từ 02 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng;
Pháp nhân thương mại còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group