1.Tóm tắt nội dung yêu cầu tư vấn:
Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Ngày 01/08/2009 tôi có quyết định tuyển dụng làm viên chức của Sở Nội vụ, thời gian tập sự là 06 tháng. Tôi công tác tại một trường mầm non thuộc huyện miền núi. Sau khi hết tập sự tôi có quyết định bổ nhiệm và ngạch viên chức từ tháng 02/2010. Thời gian tham gia BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 08/2009.
Đến tháng 3/2016 tôi có Quyết định tiếp nhận và điều động công chức về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện L.N công tác (qua kiểm tra, sát hạch chuyển viên chức thành công chức của Sở nội vụ). Từ ngày 01/4/2020 tôi xin nghỉ việc theo nguyện vọng và được UBND huyện chấp thuận, có quyết định nghỉ việc. Tôi chuyển sang làm doanh nghiệp và có đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định. Vậy:
1. Khi tôi nghỉ việc theo nguyện vọng có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
2. Tại thời điểm tôi nghỉ việc là công chức thì thời gian là viên chức có được tính để hưởng trợ cấp thôi việc không? (từ tháng 8/2009 đến tháng 12/2016). Thời gian tham gia BHTN và thời gian tập sự khi là viên chức, thời gian nghỉ ốm đau thai sản khi là viên chức, công chức có được tính hưởng trợ cấp thôi việc theo không? Tổng thời gian tôi hưởng trợ cấp thôi việc là bao nhiêu tháng?
2. Tôi chuyển sang doanh nghiệp làm và vẫn tiếp tục tham gia đóng các loại bảo hiểm theo quy định thì có liên quan gì đến việc tính hưởng trợ cấp thôi việc không?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Người hỏi: D.T.P
2.Luật sư tư vấn:
2.1 Thủ tục nghỉ hưu đối với công chức là như thê nào?
1. Điều 1 Nghị định của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức quy định:
“Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức nêu tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.
2. Công chức thôi việc, nghỉ hưu do sắp xếp tổ chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.”
Khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện bao gồm:
“c) Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, trong đó bao gồm Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ. Biên chế công chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế công chức của huyện do cơ quan có thẩm quyền giao. Việc bố trí công tác đối với công chức của Phòng Giáo dục và Đào tạo phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lực của công chức,…
Như vậy, Quý khách đã là công chức công tác tại Phòng Giáo dục và đào tạo huyện L.N , do vậy thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ nói trên. Nên trường hợp Quý khách thôi việc theo nguyện vọng và được UBND huyện chấp thuận thì được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 5 Nghị định của Chính phủ như sau:
“Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có). Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng.”
Trong đó, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
c) Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
d) Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
đ) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
e) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;
g) Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;
k) Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Trường hợp thời gian làm việc có tháng lẻ: dưới 03 tháng thì không tính; từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng ½ năm làm việc; từ trên 06 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng 01 năm làm việc. (Điều 6 Nghị định của Chính phủ).
Theo thông tin Quý khách cung cấp, thời gian có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Quý khách gồm 02 giai đoạn:
Thời gian hưởng trợ cấp thôi việc đối với công chức, viên chức được xác định như thế nào ? Quy định về thời gian tham gia bảo hiểm tự nguyện (BHTN), thời gian tập sự khi là viên chức và thời gian nghỉ ốm đau thai sản ? Sẽ được Luật Minh KHuê tư vấn cụ thể như sau:
2.2Giai đoạn từ tháng 08/2008 đến tháng 02/2016
Quý khách là viên chức công tác tại Trường mầm non và làm việc theo chế độ hợp đồng lao động,
Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian người lao động đã tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được NSDLĐ chi trả trợ cấp thôi việc, trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng ½ năm, từ đủ 06 tháng trở lên thì tính bằng 01 năm làm việc.
Do đó, trong khoảng thời gian này, Quý khách sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc. Trường mầm non nơi Quý khách công tác có trách nhiệm chi trả.
Pháp luật quy định thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc từ tháng 01/2009 đến nay. Nên thời gian hưởng trợ cấp thôi việc của Quý khách được tính từ tháng 08/2008 đến tháng 12/2008 là ½ năm.
2.3 Giai đoạn từ tháng 03/2016 đến tháng 04/2020
Quý khách là công chức công tác tại Phòng giáo dục và đào tạo huyện.
2.4 Về trợ cấp thôi việc:
Theo phân tích tại câu 1, Quý khách là công chức đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc theo Nghị định ngày 27/04/2010 của Chính phủ. Nếu chưa nhận trợ cấp thôi việc thì tổng thời gian Quý khách được hưởng trợ cấp thôi việc từ tháng 03/2016 đến tháng 04/2020 là 04 năm.
2.5 Về thời gian nghỉ ốm đau, thai sản:
Trong giai đoạn này, thời gian nghỉ ốm đau, thai sản sẽ được tính là thời gian làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc – theo căn cứ tại Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định .
Còn giai đoạn trước tháng 03/2016 thì thời gian nghỉ ốm đau, thai sản không có cơ sở để tính là thời gian hưởng trợ cấp thôi việc theo Nghị định.
2.6 Về thời gian tập sự, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
Do phạm vi điều chỉnh của Nghị định của Chính phủ áp dụng đối với công chức. Nên thời gian tập sự, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ không được tính là thời gian làm việc để hưởng trợ cấp thôi việc theo Nghị định của Chính phủ.
* Tuy nhiên, trong giai đoạn từ tháng 08/2006 đến tháng 02/2016 Quý khách có thể chưa được giải quyết hưởng trợ cấp thôi việc, Quý khách có quyền đề nghị Phòng GD&ĐT xem xét giải quyết để bảo đảm quyền lợi của mình. Bởi tại điểm e, khoản 1 Điều 58 Luật viên chức quy định:
“Quá trình cống hiến, thời gian công tác của viên chức trước khi chuyển sang làm cán bộ, công chức và ngược lại được xem xét khi thực hiện các nội dung liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng và các quyền lợi khác”.
Hoặc khiếu nại, khởi kiện tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Hiện tại Quý khách đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân có ký hợp đồng lao động và vẫn tiếp tục tham gia các loại Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, nên chế độ hưởng các loại bảo hiểm, chế độ hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc sẽ căn cứ vào quan hệ lao động giữa Quý khách và Doanh nghiệp, theo quy định chung của Bộ luật lao động
Trên đây là tư vấn, phân tích quy định pháp luật của chúng tôi. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn!
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Luật TNHH LVN Group