Và theo kế hoạch của xí nghiệp từ ngày 30/12/2016 tới ngày 20/01/2017 xí nghiệp chỉ thanh toán lương tháng 11/2016 và lương tháng 12/2016 sẽ thanh toán sau Tết Nguyên đán. Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group chủ trương của xí nghiệp như vậy là đúng hay sai? Nếu sai thì chúng tôi phải liên hệ với cơ quan nào để can thiệp? Mong sớm nhận được phản hồi của Luật sư của LVN Group. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Lao động năm 2012
Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP
2. Mức xử phạt về hành vi chậm thanh toán tiền lương cho người lao động
Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nguyên tắc trả lương:
“Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Dẫn chiếu đến Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định về nguyên tắc trả lương thì người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:
– Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
– Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.
Hiện tại, theo thông tin bạn cung cấp, xí nghiệp nơi bạn đang làm việc thì đang nợ lương tháng 10 của công nhân tính tới thời điểm ngày 20/12/2016 vẫn chưa thanh toán. Và theo kế hoạch của xí nghiệp từ ngày 30/12/2016 tới ngày 20/01/2017 xí nghiệp chỉ thanh toán lương tháng 11/2016 và lương tháng 12/2016 sẽ thanh toán sau Tết Nguyên đán. Tức là lương tháng 10 xí nghiệp vẫn nợ của công nhân mà không nêu rõ lý do chính đáng vì sao không trả tiền lương cho nhân viên, cũng như không nhắc đến việc xí nghiệp có trả thêm một số tiền số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
Chính vì vậy, xí nghiệp nơi bạn đang làm việc đã không trả lương đúng thời hạn, không đáp ứng được nguyên tắc trả lương theo quy định của pháp luật thì xí nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về tiền lương khi trả lương không đúng thời hạn cho người lao động với mức hình phạt tương ứng như sau:
“a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. “
Ngoài ra, xí nghiệp còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi chậm thanh toán tiền lương cho người lao động
Trường hợp thứ nhất:Bạn sẽ làm đơn khiếu nại nộp trực tiếp đến Ban lãnh đạo giám đốc xí nghiệp để yêu cầu trả đủ tiền lương của tháng 10, công với tiền bồi thường, tiền lãi khi xí nghiệp chậm thanh toán lương cho người lao động. Đồng thời yêu cầu xí nghiệp nêu rõ nguyên nhân vì sao chậm thanh toán tiền lương cho người lao động mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp thứ hai: Nếu trong trường hợp, xí nghiệp không giải quyết cho bạn vấn đề trên thì bạn có quyền nộp đơn Khiếu nại tới một trong các chủ thể có thẩm quyền sau: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi xí nghiệp đặt trụ sở chính; hoặc Sở Lao động, Thương Binh & Xã hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xí nghiệp đặt trụ sở chính để yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính hành vi của xí nghiệp.
Trường hợp thứ ba:Bạn có quyền nộp đơn Khởi kiện tới trực tiếp Tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi xí nghiệp đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết tranh chấp về lao động theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Lê Thị Thảo – Chuyên viên tư vấn pháp luật Công ty Luật TNHH LVN Group