Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn pháp luật đến Công ty Luật LVN Group. Sau khi được các Luật sư nghiên cứu, Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động

Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18 tháng 2 năm 2008 hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh

Nội dung tư vấn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Vì theo thông tin mà bạn cung cấp, công ty của bạn không đóng bảo hiểm cho bạn từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017, nên thời điểm này luật đang có hiệu lực pháp luật là Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

1. Đối bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội

1.1 Đối tượng áp dụng

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

– Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

– Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn làm việc ở công ty từ năm 2015 đến năm 2019 thuộc trường hợp hợp đồng không xác định thời hạn, và thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm bắt buộc. Do vậy, trong thời gian từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 công ty của bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho bạn là vi phạm quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

1.2 Các hành vi bị nghiêm cấm 

Cụ thể, Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó bao gồm hành vi: Không đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

“Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.

6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.

7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp”.

2. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội

2.1 Mức xử phạt vi phạm hành chính 

Căn cứ theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm chính năm 2012 quy định về mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội là 75.000.000 đồng.

Và Khoản 5 Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính về hành vi không đóng bảo hiểm xã hội của công ty, cụ thể như sau:

“Điều 38. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
5. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

2.2 Thủ tục buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội 

Căn cứ vào Mục II Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN quy định về thủ tục buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

– Đề xuất áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội

Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính về đóng bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động không tự nguyện truy nộp hoặc đã truy nộp nhưng chưa đủ số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng và lãi phát sinh của số tiền chưa đóng, chậm đóng đó theo yêu cầu cụ thể tại quyết định vào quỹ bảo hiểm xã hội thì Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với người có thẩm quyền có liên quan áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

– Ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội:

+ Trong thời gian tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất bằng văn bản của Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, người có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh và ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

  • Người ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội có quyền yêu cầu ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản cung cấp các thông tin về tài khoản, số dư trên tài khoản của người sử dụng lao động
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định về ngân hàng nơi mở tài khoản, số tài khoản của mình tại ngân hàng khi có yêu cầu.
  • Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người sử dụng lao động khi được cung cấp.

+ Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội phải nêu rõ ngày tháng năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; tên và những thông tin cơ bản về người sử dụng lao động; lý do buộc trích tiền từ tài khoản; số tiền cần phải trích; họ tên chủ tài khoản và số tài khoản của người sử dụng lao động; tên, địa chỉ của ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản; số tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội; tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi quỹ bảo hiểm xã hội mở tài khoản; phương thức chuyển tiền; trách nhiệm thực hiện; thời hạn thi hành tối đa không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định và phải được người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội ký tên và đóng dấu

Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu quyết định có hơn 1 trang thì phải đóng dấu giáp lai giữa các trang.

+ Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội có giá trị sử dụng thay cho lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản để trích tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội.

+ Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được gửi cho ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản, người sử dụng lao động, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi quỹ bảo hiểm xã hội mở tài khoản và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 5 ngày trước khi tiến hành trích tiền từ tài khoản.

– Thực hiện quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội:

+ Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định buộc trích tiền, nếu chủ tài khoản không tự nguyện đến trích tiền chuyển trả quỹ bảo hiểm xã hội thì ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản có trách nhiệm chuyển tiền từ tài khoản của người sử dụng lao động vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội theo yêu cầu tại quyết định trước khi thực hiện các lệnh chuyển tiền khác của chủ tài khoản. Mọi chi phí liên quan đến việc chuyển tiền do chủ tài khoản của người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động có số dư đủ khả năng thanh toán toàn bộ số tiền theo yêu cầu tại quyết định nhưng ngân hàng cố tình trì hoãn thực hiện hoặc không thực hiện việc trích tiền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

+ Trong trường hợp tài khoản của người sử dụng lao động không còn số dư hoặc còn số dư nhưng không đủ để thi hành quyết định thì ngân hàng sau khi chuyển số tiền hiện có vào tài khoản của quỹ bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản cho người ra quyết định biết để xem xét áp dụng các biện pháp khác đảm bảo truy thu đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh vào quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Thông báo kết quả thực hiện quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội:

+ Ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người ra quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội về kết quả chuyển tiền theo yêu cầu tại quyết định, đồng thời thông báo cho người sử dụng lao động biết.

+ Ngân hàng nơi quỹ bảo hiểm xã hội mở tài khoản có trách nhiệm kịp thời thông báo kết quả nhận tiền cho Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kịp thời báo cáo kết quả thực hiện cho người ra quyết định.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội – Công ty luật LVN Group