Tuy nhiên đến giờ công ty vẫn không thanh toán lương cho mình vào ngày 1/3/2018 mặc dù 7/3/2018 mình mới nghỉ và vẫn đang hoàn tất công nợ. Vậy tại sao lương tháng 2 của mình vẫn bị giam lại ạ. Vậy mình có thể gửi đơn khiếu nại công ty không ạ ?
Cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”
Và Điều 7 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 7. Quan hệ lao động
1. Quan hệ lao động giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động được xác lập qua đối thoại, thương lượng, thoả thuận theo nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
2. Công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.”
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên thì mọi thỏa thuận, cam kết được xác lập trên cơ sở tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội đều được pháp luật công nhận. Do đó, khi công ty bạn thỏa thuận trả lương cho bạn vào ngày 1 của tháng thì thỏa thuận này vẫn được pháp luật thừa nhận.
Điều 95 và 96 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau:
“Điều 95. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Điều 96. Nguyên tắc trả lương
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Như vậy, đối chiếu theo pháp luật nêu trên thì khi đã tiền lương của bạn sẽ phải được công ty trả đầy đủ, đúng thời hạn. Nếu trong trường hợp công ty không trả đúng hạn thì công ty có thể trả chậm nhưng không được chậm quá 01 tháng và khi đó họ sẽ phải có trách nhiệm trả thêm cho bạn một khoản tiền theo quy định pháp luật trên. Nếu như họ cố tình không trả bạn có thể xem xét làm đơn yêu cầu Hòa giải viên can thiệp theo quy định của Điều 200 Bộ luật Lao động năm 2012, cụ thể:
“Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Hoà giải viên lao động.
2. Toà án nhân dân.”
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group