1. Đặc điểm của tư duy pháp lý

Tư duy pháp lý là cách nghĩ, cách phân biệt, cách lập luận pháp lý phải tuân thủ theo khi áp dụng pháp luật ,thực hiện pháp luật phù hợp với luật lệ lẽ phải và quyền con người

Tư duy pháp lý có những đặc điểm sau:

* TDPL không vòng vo, đi trúng vào vấn đề bằng cách tập trung:

– Nghiên cứu, phân tích sự kiện thực tế

– Tìm đúng quy tắc pháp lí áp dụng

– Đưa ra giải pháp pháp lí phù hợp

* TDPL mang tính phản biện và tính thuyết phục cao

*TDPL rất đa dạng, có nhiều cấp độ, nhiều cách tiếp nhận, nhiều phương pháp tư duy khác nhau

 Về cơ bản, luật học so sánh đã coi tư duy pháp lí như là một tiêu chí cơ bản để so sánh và nhóm các hệ thống pháp luật trên thế giới. Các nhà luật học so sánh luôn khẳng định sự khác biệt trong tư duy pháp lí của các luật gia Anh – Mĩ so với tư tư duy pháp lí của châu Âu lục địa. Tương tự vậy, tư duy pháp lí của các luật Hồi giáo hay hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng không giống nhau.

Như vậy, trên thực tế tư duy pháp lí khá đa dạng, bởi mọi thứ thuộc về nhận thức luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tư duy logic là điều kiện tiên quyết trong hoạt động nhận thức – tư duy của mỗi luật gia, tuy nhiên phong cách tư duy và phương pháp tư duy là không giống nhau, điều này tọa nên sự đa dạng cảu tư duy pháp lí. Ngoài ra mỗi luật gia lại là một sản phẩm của xã hội và mang tính chất cá biệt. Mỗi cá nhân chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau*

*TDPL là một loại hình của tư duy, vì vậy nó cũng cần phải tuân thủ đầy đủ những quy luật cơ bản của tư duy logic hình thức

2. Ý nghĩa của tư duy pháp lý

 

Tư duy pháp lí giúp chúng ta có kĩ năng nhận biết các vấn đề pháp lí và xác định các công cụ lập luận:

+ Lập luận trong tư duy: sử dụng các thao tác suy luận, bằng ngôn ngữ pháp lí, luật sư đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến hệ thống các cơ sở pháp lí, rút ra kết luận về vấn đề pháp lí nhằm chứng minh, khẳng định hoặn phủ định vể một vấn đề pháp lí nào đó. 

+ Sử dụng luận điểm, luận cứ, luận chứng nhằm xác định bản chất và tính hợp pháp của vấn đề pháp lí; đưa ra luận điểm, luận chứng, luận cứ chặt chẽ, phân tích lí lẽ có căn cứ, thuyết phục nhằm tìm ra lẽ phải, chứng minh sự thật đúng đắn và chân lí thuộc về mình, khẳng định hoạc phủ định vấ đề pháp lí nhất định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

+ Xác định ranh giới, mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng dựa trên các tình tiết, sự kiện và luật pháp

– Giúp cho việc lập luận được chặt chẽ, có căn cứ, có tính thuyết phục, đặc biệt là tránh được những sai lầm do vi phạm các quy tắc quy luật của tư duy

– Giúp phát triển tư duy phản biện, giúp phát hiện được những lỗi logic trong tranh luận, nhưng thủ thuật nguy biện trong trình bày quan điểm, tư tưởng

– Làm tăng khả năng nhận thức khám phá của những người hành nghề luật, phục vụ trực tiếp cho công việc của mình.

3. Các phương pháp tư duy logic hình thức

3.1. Phương pháp tư duy diễn dịch 

Tư duy diễn dịch là phương pháp suy luận đi từ tri thức về cái toàn thể đến sự hiểu biết cái bộ phận, cái riêng lẻ, cá biệt.
VD: toàn bộ di chúc bị hủy thì từng phần của di chúc không có hiệu lực
Phương pháp này xuất phát từ điều đã biết, suy ra mệnh để mới theo mối quan hệ logic tất nhiên giữa các mệnh đề. Phương pháp tư duy này có thể là công cụ tìm kiếm tri thức mới, giúp con người chứng minh hoặc phản biện mệnh đề nào đó. Khi vận dụng phương pháp diễn dịch phải làm cho kết luận và tiền đề của nó có mối liên hệ logic, tức là kết luận là kết quả tất nhiên về tiền đề của nó.
Phương pháp này thường hay được sủ dụng và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của Tòa án, luật sư và điểu ra viên, từ những chứng cứ chưa biết, các tình tiết của vụ án để tìm ra tội phạm. Trong lĩnh vực lập pháp, phương pháp này giúp tìm ra những điểm bất hợp lí trong luật hiện hành để có phương án sửa đổi, bổ sung kịp thời. Trong lĩnh vực hành pháp, giúp các đơn vị quản lí nhà nước đồng bộ, hiệu quả hơn.
Phương pháp tư duy diễn dịch bảo gồm phương pháp tư duy tam đoạn luận và phương pháp IRAC….
+ Phương pháp tư duy tam đoạn luận : Tam đoạn luận là một cấu trúc lập luận bao gồm 2 mệnh đề (đại tiền đề và tiểu tiền đề), và một kết luận là kết quả của 2 tiền đề. Đó là một hình thức lý luận trong đó kết luận được rút ra (dù hợp lý hay không) từ hai mệnh đề giả định, mà mỗi mệnh đề đó đều chia sẻ một cụm từ trong kết luận.
  Mệnh đề chính: A + B = C
Mệnh đề phụ: D + E = A + B
Kết luận: D + E = C
Kết luân của tam đoạn luận có giá trị chặt chẽ, nó là một kết quả tất yếu, không chối bỏ được một khi đã thừa nhận tiển đề
Nếu tiền đề đúng thì kết luận phải đúng. Tam đoạn luận giúp áp dụng nhận xét tổng quát vào một tình huống cụ thể, như tổng hợp tin tức, bác bỏ lập trường, đặc biệt trong hoạt đọng xét xử.
+ Phương pháp tư duy IRAC: IRAC có thể được hiểu như sau:
 I: Issue – Vấn đề
R: Relevant Law – Quy định pháp luật liên quan
A: Application Facts – Vận dụng luật vào tình huống
C: Conclusion – Kết luận
1.     I: Issue – Vấn đề
Mục đích của phần này đó chính là giải quyết được câu hỏi “Vấn đề pháp lý gì đang được tranh luận là gì?”.
Bẳng cách xác định các sự kiện có ý nghĩa pháp lý, các tính chất pháp lý của vụ việc, các vấn đề cần được giải quyết, các câu hỏi của khách hàng đặt ra, chúng ta có thể xác định được vấn đề cần giải quyết. Thông thường, câu chuyện được khách hàng truyền tải rất dài, rất nhiều tình tiết nhưng Luật Sư chỉ cần tóm lược được tình tiết có ý nghĩa pháp lý.
🡪 Cần tóm lược được các tình tiết có ý nghĩa pháp lí
2.     R: Relevant Law – Quy định pháp luật liên quan
Ở phần này, nhiệm vụ của Luật sư là trình bày được những quy định pháp luật liên quan để giải quyết “Vấn đề pháp lý”. Cụ thể cần phải đi trả lời các câu hỏi sau:
 Pháp luật để giải quyết vấn đề trong trường hợp này là gì? Dân sự, hình sự, hành chính hay thương mại, vv.
Những thành phần của quy định (Chương, Điều, Khoản, Điểm…)
Những ngoại lệ đối với quy định (Ví dụ. Pháp luật Việt Nam trong nhiều Luật, Bộ Luật thường có những điều khoản mở, hay những điều khoản nhằm mục đích dẫn chiếu tới Luật/Bộ Luật khác, mà dễ gặp nhất có lẽ là cụm từ “Những trường hợp pháp luật quy định khác”)
Trong một số tài liệu, R ở đây cũng có thể là Rule – các quy tắc pháp luật được áp dụng.
3.     A: Application Facts – Vận dụng luật vào tình huống
Phần này là phần quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề pháp lý, bởi lẽ việc kết nối giữa I và R chính là A, tức là kết nối vấn đề pháp lý, sự kiện pháp lý với quy định pháp luật liên quan để đưa ra được những phân tích cụ thể. Vận dụng luật vào tình huống để chứng minh rằng vì sao dùng điều luật này mà không vận dụng điều luật khác để giải quyết vấn đề.
Tóm lại, khi trình bày A, chúng ta sẽ:
  Đưa ra bằng chứng và giải thích; và
 Đưa ra phản biện đối với kết luận của mình
Trong một số tài liệu, A cũng có thể là Analysic – Phân tích tình huống, nhưng nội hàm của nó vẫn là việc vận dụng luật vào tình huống cần giải quyết. Phân tích – tại sao lại dùng điều luật này? Phương án để giải quyết, điểm mạnh, điểm yếu của từng cách giải quyết? Cơ sở nào lựa chọn phương pháp? 
4.     C: Conclusion – Kết luận
Trình bày phần kết luận, Luật sư sẽ phải trình bày được kết luận của từng vấn đề hoặc đưa ra được kết luận tổng thể. Lưu ý rằng, không có câu trả lời đúng hay sai, chỉ có phân tích và tư duy logic căn cứ trên quy định và sự kiện để hướng đến một kết luận hợp lý.

3.2. Phương pháp tư duy quy nạp

Suy luận quy nạp là suy luận trong đó từ việc nhận thấy sự lặp đi lặp lại của một tính chất nào đó ở một số đối tượng thuộc một lớp nhất định người ta rút ra kết luận chung rằng toàn bộ các đối tượng thuộc lớp đó đều có tính chất đã nêu.
Cấu trúc: Đối tương a1 có tính chất P
  Đối tương a2 có tính chất P
 Đối tương a n có tính chất P
Các đối tượng a1. a2, …., an thuộc lớp S
 Vậy mọi đối tượng của lớp S đều có tính chất P
Phương pháp này chưa chắc cho ta kết luận đúng
Câu 8: Phương pháp tư duy so sánh tương đồng và tư duy phân biệt
Phương pháp tư duy so sánh tương đồng: có thể hiểu là 2 vụ việc có nội dung tương tụ nhau thì kết quả pháp lí, các biện pháp áp dụng cho hai vụ việc này giống nhau, vụ việc sau áp dụng như vụ việc trước ( A giống B, vì vậy quy tắc A áp dụng cho B)
+ Trong lĩnh vực pháp lí có nhiều ứng dụng liên quan đến phương pháp suy đoán tương đồng như các án lệ đã được công bố, công nhận để áp dụng cho các vụ việc có nôi dụng
Tư duy so sánh tương phản: A khác B, quy tắc A không thể áp dụng cho B
+ Công thức hai bước so sánh tương phản: 
Trường hợp câu chữ trong luật mơ hồ 🡪 tìm những trường hợp luật được áp dụng trước đó
So sánh sự việc hiện tại với những sự kiện tiền lệ🡪 dự đoán luật sẽ được áp dụng

3.3. Phương pháp suy luận đối nghịch

Là phương pháp mà người ta có thể áp dụng giải pháp ngược lại với giải pháp mà luật đã dự liệu cho những trường  hợp trái ngược nhau.
Ví dụ điều 123 của X nói rằng những chiếc xe ô tô màu xanh lá canh thì sẽ có lốp màu xanh lục thì suy luận đối nghịch như sau : “Những chiếc xe không phải màu xanh lá cây không cần phải có lốp màu xanh lục”

3.4. Phương pháp suy luận tất nhiên

Là một hình thức tranh luận dựa trên sự hiện diện của một mệnh đề đúng đắn ( mệnh đề mạnh), mệnh đề này củng cố tính xác thực của mệnh đề yếu. 

VD: Nếu 1 người chết thì có thể cho rằng người đó đã ngừng thở. 

Suy luật tất nhiên có hai dạng đó là suy luận tất nhiên từ cái lớn đến cái nhỏ( Cho phép ai đó làm gì lớn hơn thì đương nhiên cho phép họ làm cái nhỏ hơn) và suy luận tất nhiên từ cái nhỏ đến cái lớn( ai bị cấm làm những hành vi ít gây hại thì bị cấm làm những hành vi gây hại nhiều)

 

3.5. Phương pháp loại suy/ loại trừ

Loại suy không cho kết luận xác thực, nhưng hỗ trợ tìm ra những dấu hiệu chưa biết của đối tượng. Nó so sánh hai sự vật theo hướng quy nạp

Công thức. A có các dấu hiệu a,b,c,d. B có các dấu hiệu a, b, c => Có khả năng là B cũng có dấu hiệu d

Luật LVN Group (biên tập)