NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Nội dung và lịch sử hình thành của chính sách tái hòa nhập cộng đồng:
Nhiệm vụ của thi hành án hình sự không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đầy đủ các nội dung được ghi nhận trong bản án, quyết định của Toà án, mà còn là tạo các điều kiện cần thiết để những người đã chấp hành xong hình phạt có thể trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội. Thông thưòng, những người đã chấp hành xong hình phạt, dù về mặt pháp lý họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân và phải được đối xử bình đẳng như mọi công dân khác, nhưng trên thực tế do các nguyên nhân khác nhau, họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, đặc biệt là đối với những người phải chịu hình phạt tù với thời hạn dài. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta coi việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người phạm tội, lầm lỡ để họ cải tạo bản thân, hòa nhập với cuộc sống bình thường và trở thành người có ích trong xã hội là một chính sách lớn thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ ta, và là trách nhiệm của xã hội. Trên tinh thần đó, Chỉ thị sô 53/CT-TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: cùng với việc chấn chỉnh và thực hiện tốt công tác thi hành án, cần thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, giúp đỡ những phạm nhân được tha tù, nhằm tiếp tục giáo dục họ trở thành những người lương thiện, hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, có ích cho gia đình và xã hội, hạn chế tối đa tình trạng tái phạm. Cần kết hợp và phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình phạm nhân, của các cấp chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức Đảng và cộng đồng dân cư trong việc nhận giúp đỡ, quản lý, giáo dục, tạo điều kiện tìm việc làm cho những người mãn hạn tù hoặc được hưởng đặc xá tha tù trở về.
Thực hiện chủ trương trên của Đảng, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả một số chính sách về tái hoà nhập cộng đồng, các tổ chức Đảng và chính quyền địa phương đã xây dựng và thực hiện nhiều biện pháp tích cực để đưa công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người chấp hành xong hình phạt tù trở về tái hòa nhập cộng đồng dần đi vào nề nếp. Những kết quả đạt được là đáng khích lệ, nhưng so với yêu cầu của tình hình thực tế, những nỗ lực hiện nay của Đảng, Nhà nước và xã hội chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Sự tụt hậu này được thể hiện ở rất nhiều lĩnh vực, từ hệ thống các văn bản của Nhà nước về tái hoà nhập cộng đồng còn thiếu và một số chính sách chưa phù hợp với điều kiện kinh tê – xã hội, hay như chưa có đủ các biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện tốt chính sách tái hoà nhập cộng đồng, cho đến tình trạng thờ ơ, thiếu trách nhiệm vẫn tồn tại ở nhiều cán bộ, thậm chí ở một số tổ chức Đảng và chính quyền. Trong khi đó, thực tế cho thấy,tỷ lệ những người tái phạm do không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng là con số không nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều người đã chấp hành xong hình phạt không có điều kiện hoặc không có điều kiện thuận lợi tái hoà nhập cộng đồng, nhưng không thế phủ nhận rằng trong số đó có những nguyên nhân khách quan xét từ phía người đã chấp hành xong hình phạt và là chủ quan nếu xét từ góc độ trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội. Còn nhiều bất cập trong chính sách, cơ chế, công tác quản lý những người được ra tù, thiếu sự quan tâm, phốĩ hợp cần thiết giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đối với công tác tái hoà nhập cộng đồng, nhận thức chưa đúng đắn về công tác tái hoà nhập cộng đồng,…
Như vậy, nâng cao hiệu quả công tác tái hoà nhập cộng đồng là một yêu cầu quan trọng nhằm củng cố kết quả giáo dục, cải tạo người bị kết án đã đạt được sau quá trình thi hành án, đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, giúp cho người đã chấp hành xong bản án có điều kiện hoà nhập hoàn toàn với xã hội.
Tái hoà nhập cộng đồng không phải là vấn đề mới, ngược lại, vấn đề này luôn tồn tại cùng với sự tồn tại của luật hình sự. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, vân đề này ít được quan tâm nghiên cứu. Có thể nói, cho đến nay ở nước ta chưa có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này, và cũng chỉ mới gần đây, vấn đề tái hòa nhập cộng đồng đã được đề, cập chính thức trong một số văn kiện của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số 53- CT-TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp trong năm 2000, Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/7/1998 về tăng cường công tác phòng chông tội phạm trong tình hình mổi.
Vậy bản chất tái hòa nhập cộng đồng là gì? Nội dung của tái hoà nhập cộng đồng của những người được tha tù, hết hạn tù gồm những gì? Tái hoà nhập cộng đồng, hiểu một cách khái quát nhất là quá trình người phạm tội sau thời gian chấp hành hình phạt tù trở lại với cộng đồng và cuộc sông xã hội bình thường. Đây là một quá trình rất phức tạp, với nội hàm phong phú và biến động.
2. Tính chất của quá trình tái hòa nhập cộng đồng:
Xét về bản chất xã hội – pháp lý, quá trình tái hòa nhập cộng đồng có những tính chất sau:
Thứ nhất, về mặt xã hội, người chấp hành hình phạt tù tuy không biệt lập hóàn toàn với thế giới tự nhiên, nhưng bị cách ly khỏi đời sống xã hội bình thường, không được tham gia vào nhiều quan hệ pháp luật với tư cách là một công dân – chủ thể của các quan hệ đó. Do đó, bản chất của tái hòa nhập cộng đồng, xét về mặt xã hội là quá trình quay trỏ lậi với xã hội, tham gia vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các quan hệ xã hội đó. Điều khó tránh khỏi trong quá trình này là những khó khăn chủ quan cũng như khách quan mà người tái hoà nhập gặp phải cả trong nhận thức, suy nghĩ tâm lý và cách hành xử trong các quan hệ xã hội khi quay trở lại với cuộc sống xã hội hiện tại sau một thời gian nhất định bị cách ly với nó.
Nếu xét về khía cạnh pháp lý, đó là quá trình phục hồi tư cách công dân, khôi phục các quyền và nghĩa vụ của công dân trên thực tế. Như vậy, nỗ lực cá nhân, sự cố gắng của người tái hoà nhập cộng đồng là một yếu tố quan trọng để việc tái hoà nhập đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, tái hòa nhập cộng đồng là một quá trình hai chiều: một là người tái hoà nhập hướng tởi cộng đồng, hòa nhập với cộng đồng, và chiều ngược lại sự tác động, chi phối của chính cộng đồng hướng tới đối với họ.
Vì vậy, quá trình tái hòa nhập cộng đồng là một quá trình kết hợp biện chứng hai chiều giữa sự nỗ lực, hoạt động tích cực của cá nhân người bị phạt tù và sựtác động có tính định hưóng của xã hội nhằm giúp đõ họ khôi phục địa vị pháp lý và năng lực công dân sau khi được tha tù, hết hạn tù, giúp họ hòa nhập trở lại với cộng đồng.
3. Đặc trưng của tái hòa nhập cộng đồng:
Từ khái niệm trên đây có thể nhận thấy, quá trình tái hòa nhập cộng đồng của những người được ra tù có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
Tái hòa nhập cộng đồng là một quá trình kết hợp biện chứng hai chiều giữa sự nỗ lực cá nhân của người được ra tù và sự tác động tích cực có định hướng của Nhà nước, xã hội để giúp cá nhân đó hòa nhập với cộng đồng.
Đối với những người được ra tù, sau một thời gian bị cách ly khỏi xã hội, việc tái hòa nhập cộng đồng của họ bị chi phối bởi nhiều yếu tô chủ quan như yếu tố tâm lý, năng lực cá nhân, quan hệ tình cảm với gia đình, người thân và cộng đồng. Mặc khác, tái hòa nhập cộng đồng còn là quá trình tác động của các yếu tố xã hội đến người được ra tù như: các chủ thể của quan hệ xã hội (trại giam, gia đình, chính quyền cơ sở, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các thành viên của xã hội…); môi trường xã hội xung quanh…
Như vậy, quá trình tái hòa nhập cộng đồng là quá trình tác động đan xen giữa những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Nó không chỉ xuất phát từ bản thân cá nhân người phạm tội bị cách ly khỏi xã hội mà còn từ chính cộng đồng xã hội. Sự hòa nhập vào xã hội của họ chỉ diễn ra nhanh chóng nếu phát huy được những yếu tố tích cực từ hai phía là cá nhân và xã hội.
4. Các giai đoạn của quá trình tái hòa nhập cộng đồng
Tái hòa nhập cộng đồng là một quá trình liên tục được hình thành bởi các giai đoạn khác nhau nối tiếp nhau, bắt đầu từ việc chuẩn bị cho người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù những điều kiện cần thiết về nhận thức, tâm lý và một số kỷ năng lao động trong quá trình giáo dục, cải tạo tại nơi giam giữ và kết thúc khi họ tạo lập được cuộc sống bình thường trong xã hội.
Trong giai đoạn chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, những người phạm tội tại các cơ sở giam giữ, cải tạo được chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho giai đoạn tái hòa nhập sau khi ra tù như được giáo dục về văn hóa, pháp luật, đạo đức và ý thức đúng đắn về cuộc sống lao động lương thiện cũng như các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của họ.
Giai đoạn sau khi chấp hành hình phạt tù là giai đoạn người đã chấp hành xong hình phạt tù ổn định cuộc sống và khẳng định bản thân trong cộng đồng. Đây là quá trình người đã chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập với gia đình, tái hòa nhập với cộng đồng dân cư tại địa phương nơi đối tượng trở lại sinh sông.
Trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng, người đã chấp hành hình phạt tù chịu sự tác động của tổng thể các biện pháp quản lý hành chính – tư pháp với những mức độ, hình thức, biện pháp khác nhau và chủ thể khác nhau. Đó là các biện pháp quản lý hành chính – tư pháp được các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với những người phạm tội bị cách ly khỏi xã hội trong cả giai đoạn cải tạo tại trại giam, trường giáo dưỡng và tại cơ sở, địa bàn nơi họ trỏ về cộng đồng. Các cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý hành chính – tư pháp này là các cơ sở cải tạo, giam giữ thuộc Bộ Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về cư trú. Hiệu quả tái hòa nhập cộng đồng của những người đã chấp hành xong hình phạt tù là kết quả của cơ chế phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, trong đó vai trò quan trọng nhất thuộc về trại giam, trường giáo dưỡng nơi người phạm tội chấp hành hình phạt hoặc biện pháp tư pháp, chính quyền địa phương và gia đình và cộng đồng dân cư.
Trại giam, trường giáo dưỡng bên cạnh nhiệm vụ thi hành các nội dung trong bản án, quyết định của Tòa án thuộc thẩm quyền của mình, nhiệm vụ giáo dục, cải tạo người phạm tôi, họ còn có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho phạm nhân sau khi được ra tù có thể nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng như giáo dục văn hóa, pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp… Ngoài ra, trại giam và trường giáo dưỡng còn có trách nhiệm duy trì mối quan hệ với gia đình, chính quyền địa phương nơi phạm nhân cư trú trước khi phạm tội.
Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đã chấp hành xong hình phạt cư trú có trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai các biện pháp chủ yếu hỗ trợ cho người đó nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, chẳng hạn như giúp người đã chấp hành xong hình phạt ổn định gia đình, tìm việc làm, tạo cơ sở vật chất thiết yếu ban đầu cho họ,…
Gia đình và người thân đóng vai trò rất quan trọng đối với việc tái hòa nhập cộng đồng của người đã chấp hành xong hình phạt tù. Gia đình, người thân có vai trò cảm hóa, giáo dục, động viên tinh thần cho những người có quá khứ lầm lỡ, phạm tội, giúp họ xóa bỏ mặc cảm, tích cực cải tạo, rèn luyện bản thân trong cả giai đoạn đang chấp hành hình phạt tù và sau khi được ra tù. Gia đình không chỉ là nơi người đã chấp hành xong hình phạt sinh sống hàng ngày mà còn là nơi họ có thể chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của mình. Vì vậy, sẽ rất thuận lợi cho việc tái hòa nhập nếu như những thành viên trong gia đình cảm thông, bao dung, độ lượng đối với quá khứ lầm lỡ của người đã chấp hành xong hình phạt. Và ngược lại, người chấp hành xong hình phạt sẽ khó vượt qua được khó khăn ban đầu nếu thiếu sự giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ của người thân, của gia đình…
5. Cộng đồng dân cư là môi trường hòa nhập:
Cộng đồng dân cư vừa là môi trường hòa nhập, vừa là yếu tố tác động tích cực đến quá trình tái hòa nhập của những người đã chấp hành xong hình phạt tù. Cộng đồng dân cư vừa là môi trường để người đã chấp hành xong hình phạt tù trở về tái hòa nhập với cuộc sông bình thường của xã hội, vừa là môi trường để họ xây dựng các mối quan hệ xã hội của mình với các chủ thể khác như hàng xóm, bạn bè, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội, tổ chức kinh tế… Để thiết lập được các mối quan hệ tốt, thân thiện và tin cậy thì trước hết người đã chấp hành xong hình phạt tù phải cố gắng tự thích nghi với môi trường và chủ động thực hiện những hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, những cố gắng của người đã chấp hành xong hình phạt tù chỉ đem lại kết quả tốt nếu họ nhận được sự cảm thông, độ lượng và sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần từ phía cộng đồng.
6. Ý nghĩa của công tác tái hòa nhập cộng đồng:
Từ những phân tích trên, có thể thấy công tác tái hòa nhập cộng đồng có ý nghĩa rất quan trọng sau đây: công tác tái hòa nhập cộng đồng vừa là một hoạt động quản lý nhà nước, đồng thời là một hoạt động mảng tính xã hội giúp người đã chấp hành xong hình phạt tù khả năng thích ứng nhanh hơn với cuộc sống xã hội, có điều kiện tạo lập cuộc sông của bản thân, trở thành người có ích cho xã hội, góp phần củng cố, phát huy hiệu quả của hình phạt và hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group