Từ tháng 06 năm 2015 tôi lại xin nghỉ không lương và tự đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp 100% cho đến nay. Nay tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng cơ quan mới đóng bảo hiểm xã hội cho nhà nước tới tháng 07 năm 2015, như vậy tôi không thể chốt được bảo hiểm xã hội. Vậy tôi phải làm những thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm thất nghiệp . Tôi xin chân thành cám ơn Luật Sư

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao độngCông ty luật LVN Group.

>>Luật sư tư vấn luật trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Quyết định 959/2015/QĐ – BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế 

Nội dung phân tích:

Theo bạn cung cấp thông tin, bạn xin nghỉ không hưởng lương từ tháng 06 năm 2015 và tự đóng bảo hiểm xã hội cho đến nay nhưng cơ quan mới đóng bảo hiểm xã hội cho nhà nước tới tháng 07 năm 2015, do đó, bạn không thể chốt được sổ bảo hiểm. Theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Quyết định 959/QĐ – BHXH:

“3. Tổ chức thu thu nợ tại BHXH huyện, BHXH tỉnh

3.1. Phòng/Tổ Quản lý thu:

a) Hằng tháng, cán bộ thu thực hiện đôn đốcđơn vị nộp tiền theo quy định.

b) Trường hợp đơn vị nợ từ 2 tháng tiền đóng, đối với phương thức đóng hằng tháng; 4 tháng, đối với phương thức đónghằng quý; 7 tháng, đối với phương thức đóng 6 tháng một lần, cán bộ thu trực tiếpđến đơn vị để đôn đốc; gửi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần. Sau 2 lần gửi văn bản mà đơn vị không nộp tiền, chuyển hồ sơđơn vị đến Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ tiếp tục xử lý.

c) Hằng tháng chuyển báo cáo chi tiết đơn vị nợ (Mẫu B03-TS)(kèm theo dữ liệu) cho Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ để quản lý, đôn đốc thu nợ và đốichiếu.

3.2. Phòng/Tổ Khai thác và thu nợ:

Tiếp nhận hồ sơ do Phòng/Tổ Quản lýthu chuyển đến, phân tích, đối chiếu với dữ liệu trong ứng dụng quản lý nợ, lập kế hoạch thu nợ và thực hiệncác biện pháp đôn đốc thu nợ đối với từng đơn vị nợ.

a) Đối với đơn vị nợ kéo dài:

– Lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHYT,BHTN (Mẫu C05-TS); trong thời hạn30 ngày kể từ ngày lậpbiên bản, nếu đơn vị không nộp tiền thì phối hợp vớiPhòng/Tổ Kiểm tra báo cáo Giám đốc ra quyết định thanh tra đóng BHXH, BHYT,BHTN, xử lý vi phạm theoquy định.

– Kết thúc thanh tra, nếu đơn vị không nộp tiền,lập văn bản báo cáoUBNDcùngcấp và cơ quan có thẩm quyền để áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

– Đối với chủ đơn vị là người nước ngoài vi phạmpháp luật có dấu hiệu bỏtrốnthì phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp ngăn chặn bỏ trốn.

– Thông báo danh sách đơn vị cố tình không trảnợ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Đối với nhóm nợ khó thu:

Sau khi hoàn thiện hồ sơ xác định nợtheo quy định tại Khoản 2 Điều này và thực hiện thu nợ theo tiết a Điểm này;Phòng/Tổ khai thác và thu nợ lập danh sách đơn vị mất tích, đơn vị không cònhoạt động và đơn vị không có người quản lý, điều hành; đơn vị chấm dứt hoạt động;đơn vị giải thể, phá sản,chuyển cho Phòng/Tổ Quản lý thu để thực hiện chốt số tiền phải đóng và tiền lãi chậm đóng đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động; mở sổ theo dõi và xửlý nợ theo hướng dẫn riêng.

4. Đánh giá, báo cáo tình hình nợ, thu nợ

Hằng quý, Phòng/Tổ Khai thác và thu nợlập báo cáo đánh giá tình hình thu nợ (Mẫu B03a-TS) gửi BHXH cấp trên 01 bản.”

Như vậy, để được chốt sổ bảo hiểm theo đúng thời gian mà bạn đã đóng bảo hiểm xã hội, bạn gửi đơn yêu cầu cơ quan nộp đầy đủ tiền bảo hiểm xã hội, nếu cơ quan vẫn không nộp thì bạn nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan bạn đặt trụ sở. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận tư vấn luật lao động.