Dâm ô với người dưới mười sáu tuổi có tù chung thân không?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

1. Khái quát về dâm ô

Dâm ô là hành vi của người từ đủ 18 tuổi trở lên (có thể là nam hoặc nữ) sờ soạng lên thân thể người chưa đủ 16 tuổi trở xuống, như: sờ mông, sờ đùi, sờ ngực, sờ bộ phận sinh dục… bất kể là nạn nhân đồng ý hay không.

2. Tội dâm ô đối vói người dưới 16 tuổi được quy định như thế nào

Tội dâm ô đối vói người dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây roi loạn tâm thần và hành vỉ của nạn nhãn mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cẩm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3. Bình luận

Điều luật gồm 4 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; các khoản 2, 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng và khoản 4 quy định khung hình phạt bổ sung.

3.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này được quy định là người từ đủ 18 tuổi trở lên (người đã thành niên).

3.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Dấu hiệu hành vi khách quan được quy định trong điều luật là hành vi dâm ô. Dưởi góc độ sinh lý, dâm ô là hành vi tình dục có đặc điểm thỏa mãn hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu cũng như không phải là hành vi quan hệ tình dục khác. Tuy nhiên, dâm ô không phải là hành vi tình dục bình thường dưới góc độ xã hội và pháp luật vì là hành vi không hợp pháp.
Như vậy, cùng là hành vi tình dục nhưng hành vi khách quan của tội dâm ô được quy định tại điều luật này hoàn toàn khác hành vi khách quan của các tội phạm mà trong đó quy định hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác như tội phạm được quy định tại Điều 145 BLHS. Tuy nhiên, hành vi dâm ô có thể là bước đầu của hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Do vậy, điều luật quy định hành vi của tội dâm ô phải là hành vi “… không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác…”. Từ quy định này có thể hiểu hành vi dâm ô mà nhằm mục đích giao cấu hoặc nhằm thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác sẽ không phải là hành vi của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà là hành vi của tội phạm khác. Theo đó, câu hỏi được đặt ra, hành vi dâm ô trong trường họp này sẽ cấu thành tội gì? về lý thuyết, có thể giải thích, hành vi dâm ô trong trường hợp này có thể được coi là hành vi “đi liền trước” của hành vi giao cấu hoặc của hành vi quan hệ tình dục khác. Khi thực hiện hành vỉ dâm ô với mục đích để giao cấu hoặc để thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác, chủ thể bị coi đã bắt đầu thực hiện nhưng chưa thực hiện được đầy đủ hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Do đó, hành vi phạm tội có thể cấu thành tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) hoặc cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) và cả hai trường hợp đều là trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, chỉ có thể xác định là phạm tội chưa đạt khi hành vi dâm ô ở dạng có sự tác động đến thân thể nạn nhân. Đối với trường hợp hành vi dâm ô ở dạng để nạn nhân chứng kiến những hành vi tình dục, việc xác định là phạm tội chưa đạt sẽ không có cơ sở rõ ràng mà chỉ có thể xác định là chuẩn bị phạm tội. Trong khi đó, hành vi chuẩn bị phạm tội của tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) đều không bị quy định là trường họp phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 14 BLHS). Do vậy, có thể xảy ra trường họp hành vi dâm ò đối với người dưới 16 tuổi không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS) hoặc về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) vì là chuẩn bị phạm tội và cũng không thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi vì có mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Bất cập này là do đã quy định thêm dấu hiệu “không nhằm mục đích giao cẩu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tĩnh dục khác Trong khi quy định này là không cần thiết. Dựa trên nguyên tắc chung của luật hình sự, việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội danh nào về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi khi hành vi đó có các tình tiết khác là hoàn toàn có thể thực hiện được mà không cần sự quy định bổ sung “dấu hiệu phi nguyên tắc” này.
Đối tượng của hành vi dâm ô được quy định là người dưới 16 tuổi. Họ có thể bị hành vi dâm ô tác động đến thân thể nhưng cũng có thể chỉ bị chứng kiến những hành vi tình dục…

3.3 Dấu hiệu loi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. về lý thuyết, lỗi cố ý ở tội phạm này bao gồm cả cố ý đối với độ tuổi của nạn nhân.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản- 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Phạm tội có tổ chức: Đây là trường hợp đồng phạm dâm ô đối với người dưới 16 tuổi mà trong đó có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường họp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội dâm ô với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (cùng 01 nạn nhân hoặc đối với các nạn nhân khác nhau).
– Đối với 02 người trở lên: Đây là trường hợp chủ thể phạm tội này đối với nhiều nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
– Đổi với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh: Đây là trường họp người phạm tội có quan hệ đặc biệt với nạn nhân. Họ là người có trách nhiệm với nạn nhân và nạn nhân là người có sự tin tưởng và trông cậy người phạm tội. Mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự.
– Gây roi loạn tăm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%: Đây là trường họp tăng nặng trách
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Gây roi loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỳ lệ tổn thưoTig cơ thể 61% trở lên: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
– Làm nạn nhãn tự sát: Đây là trường hợp nạn nhân do bị dâm ô nên đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Giữa việc bị dâm ô và việc tự sát có mối QHNQ với nhau.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như đã trình bày, khoản 1 của điều luật đã quy định, hành vi dâm ô chỉ bị coi là hành vi phạm tội của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi trong trường hợp chủ thể không có mục đích thực hiện hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Từ đây có hai vấn đề được đặt ra:
– Vấn đề thứ nhất: Phải chứng minh có hay không có mục đích thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác và việc chứng minh này không đơn giản.
– Vấn đề thứ hai: Trong trường hợp mục đích thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác được chứng minh, hành vi dâm ô phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (nếu nạn nhân chưa đủ 13 tuổi) hoặc tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (nếu nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi). Tuy nhiên, họ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm họàn thành vì chưa thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Họ cũng không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về chuẩn bị phạm tội vì ở 2 tội này, điều luật không quy định trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tội. Như vậy, họ chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự về phạm tội chưa đạt có thể không “vững chắc” khi chủ thể chỉ thực hiện hành vi dâm ô dưới dạng bị động (nạn nhân chỉ chứng kiến hành vi tình dục mà không phải là đối tượng của hành vi tình dục).
Đe tránh những vướng mắc như đã nêu, nên chăng bỏ nội dung quy định về mục đích của chủ thể khi thực hiện hành vi dâm ô. Theo đó, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác khi có cơ sở “vững chắc” còn không vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group