1. Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có phạm luật ?

Thưa Luật sư của LVN Group, em có câu hỏi mong Luật sư của LVN Group giải đáp giùm: Em và H là bạn chơi thân với nhau, gần đây H cần 1 số tiền nên nhờ em vay hộ, em đứng ra vay giúp H số tiền 12 triệu đồng và cam kết với người cho vay mỗi tháng đóng lãi 3,5 triệu đồng. Em là người đứng tên trên giấy tờ vay nhưng thực chất H là người nhận tiền và đóng lãi hàng tháng, đóng được 3 tháng thì H dừng đóng và không liên lạc với em nữa. Hiện tại do bị chủ nợ hối thúc nên em đã đăng một bài viết lên facebook với nội dung đòi nợ, nội dung bài đăng phản ánh đúng sự thật.
Vậy hành vi này của em có vi phạm pháp luật không ?
Em xin chân thành cám ơn Luật sư của LVN Group!

Luật sư trả lời:

1.1 Giao dịch vay tiền là giao dịch dân sự

Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Như vậy, việc bạn đứng ra vay tiền rồi lại cho bạn của bạn vay tiền cũng chính là giao dịch dân sự, cho vay tiền bằng miệng hay làm giấy cho vay tiền viết tay vẫn đảm bảo về hình thức và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Thực tế khi giao dịch xảy ra, bạn là người đứng ra ký tên trên hợp đồng vay tiền chính vì vậy trên góc độ pháp lý bạn chính là bên đi vay. Đặt giả thiết, bạn là A, người cho vay là B, bạn thân của bạn là C. Các mối quan hệ xảy ra ở đây sẽ là, A-bên đi vay với B-bên cho vay và A-bên cho vay với C-bên đi vay.

1.2. Quy định về hợp đồng vay tiền

Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 466 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền khi đi vay như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy nghĩa vụ của người vay tiền là phải trả đủ số tiền đã vay, và lãi suất vay nếu có thỏa thuận.

Theo thông tin bạn cung cấp tôi không rõ hai bên có quy định về thời hạn trả tiền hay không nên trường hợp này của bạn cũng có thể coi là hợp đồng vay không kỳ hạn, nên bạn có thể bị đòi nợ bất kỳ lúc nào và được bên cho vay thông báo trước một thời gian hợp lý.

“Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”

Trường hợp này của bạn, bạn chính là người có nghĩa vụ trả nợ cho B-bên cho vay, vì đã kí tên trên hợp đồng vay (mặc dù thực tế chỉ là đứng ra vay giúp cho C-bạn thân), sau đó bạn sẽ đi đòi nợ lại từ C.

1.3. Đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật ?

Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội làm nhục người khác được hiểu là người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Có nghĩa là, nếu thông tin đòi nợ bạn đăng lên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật, có tính chất vu khống và xúc phạm đến bạn của bạn thì mới có yếu tố cấu thành “Tội làm nhục” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Vậy với những thông tin bạn cung cấp và theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc bạn đăng thông tin của bạn thân và nội dung sự thỏa thuận giữa bạn và bạn thân lên mạng xã hội là không trái pháp luật do bạn cung cấp những thông tin đúng sự thật và không có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của người bạn này. Khi bạn không thể đòi được nợ từ người bạn thân này và không thể liên lạc được với bạn ấy thì bạn có thể nhờ đến cơ quan pháp luật để được hỗ trợ, cụ thể bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ đến Tòa án cấp Quận, Huyện nơi mà người bạn đó đang cư trú.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

2. Dùng mạng xã hội để xúc phạm người khác bị xử phạt thế nào ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cách đây 6 tháng , bạn trai cũ của cháu (nhưng chúng cháu lại quen nhau qua mạng, có vì cãi nhau xích mích nên nó đã lấy những video nhạy cảm của cháu và nó đăng lên facebook (của cháu và diễn đàn trường cháu đang học) và youtobe (nó dùng fb của cháu đăng lên mạo danh cháu) nhưng vì mọi ng khuyên ngăn , và biết cháu vào viện ,nên nó thôi hạ clip xuống . trong suốt khoảng thời gian đó đến giờ nó cứ bực bội lại lôi ra thi thoảng đăng lên rồi lại để vài phút là xoá (chủ yếu dọa dẫm cho cháu thấy sợ vì cháu bỏ không liên lạc với nó).
Nó cũng không ngừng nhắn tin cho mọi người bạn bè cháu, rồi bạn của bạn bè cháu , và kèm theo đăng clip lên tường nhà bạn bè hoặc những dòng chữ đại loại bôi nhọ cháu. khoảng thời gian gần đây,cháu tình cờ phát hiện ra những clip của cháu đã có ai đó đăng lên mạng nhưng ở trang web không lành mạnh (rất nhiều trang). việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cháu và cuộc sống của cháu, cháu phải làm đơn như thế nào ạ?

Luật sư tư vấn:

Bạn làm đơn tố cáo bạn trai bạn. Khi làm đơn, người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

+ Tên cơ quan nhận đơn;

+ Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Nhân viên không được trả lương lên mạng xã hội nói xấu chủ cửa hàng giải quyết như thế nào ?

Xin chào Luật LVN Group! Tôi tên là L, 24 tuổi. Tôi có vấn đề này xin được Luật sư tư vấn. Vào ngày 4/4/2016, tôi có đi làm sale (phát triển thị trường) tại nhà phân phối ĐT – chuyên về bỉm và sữa của Nhật Bản do công ty Việt Nam nhập nguyên đai nguyên kiện về. Chị M – chủ nhà phân phối có yêu cầu tôi thử việc 2 ngày là ngày 4 và 5/4/2016.
Ngày 6/4/2016 là chủ nhật nên tôi được nghỉ. Vì vậy ngày đi làm chính thức của tôi là ngày 7/4/2016. Đến ngày 7/4/2016 tôi đến làm, định đi thị trường thì được chị M yêu cầu ở tại cửa hàng trông hàng giúp chị và dọn kho. Cũng vào lúc này gia đình chị M có tranh chấp với chị H về việc tham gia đa cấp sinh lời. Vì có công an xuống làm việc nên tôi được biết mẹ chị M biết công ty đa cấp kia là lừa đảo nhưng vẫn lôi kéo chị H vào và mẹ chị M được hưởng hoa hồng 12 triệu. Thời gian làm việc của tôi từ 7h30 – 17h30. Tuy nhiên, vì việc tranh chấp trên nên tôi được chị M yêu cầu đi làm sớm hơn bình thường và không ra thị trường. Từ đó, 6h – 6h30 tôi có mặt, làm đến 8 – 9h tối mới được về. Vậy nhưng khi giải quyết ổn thỏa với chị H xong thì chị M cùng mẹ chị nói bữa giờ cả 2 tuần lễ tôi không chịu đi làm chỉ ở nhà chơi. Thời gian làm việc ở đây tôi đi sale thì ít mà chủ yếu đi giao hàng, lấy hàng. Khi giao hàng, nêu khách không nhận, về tôi phải nghe những lời rất nặng nề.
Đến ngày 5/5/2016, tôi xin chị M nghỉ làm. Tuy nhiên đến nay chị M không chịu thanh toán tiền lương cho tôi. Lương cứng là 3 triệu và được chiết khấu 1,5% doanh số bán hàng. Doanh số tôi bán được 12 triệu. Tôi tính mình được khoảng 5 triệu, trừ 1 triệu ứng trước đó thì tôi còn 4 triệu. Sau khi nghỉ việc tôi có đi An Giang. Chị M yêu cầu tôi lên để trả lương nhưng tôi không có ở Đăk Lăk nên tôi có gửi số tài khoản để chị chuyển khoản. Ngày 2, 3/6/2016 vừa rồi, vì tức quá nên tôi có lên mạng xã hội nói: “Mới vừa được ban phát mấy đồng là chặn facebook người ta, buôn bán thì lúc nào cũng đông khách mà lương nhân viên thì không trả, lừa đảo từ mẹ tới con”. Kèm theo hình facebook của chị M. Chị M lên face kêu ca tôi làm việc lười biếng trong khi lễ 30.4 tôi vẫn đi làm. Trong thời gian làm tôi nghỉ tổng cộng 4 ngày (không tính chủ nhật ), mà giờ chị nói tôi làm 19 ngày. Giờ đây trên mạng xã hội chị M cùng bạn bè đe dọa tôi, sẽ hành hung và cho tôi đi tù vì tội vu khống, tống tiền và bôi nhọ danh dự chị ấy. Thêm nữa bạn trai tôi là công an huyện, bức xúc chuyện mẹ chị M gọi điện chửi tôi vì chuyện tôi có nhắn tin cho chị M: “Chị vui lòng chuyển khoảng giúp em vì giờ em không ở trên đăklăk, thêm nữa chị có bán hàng lậu nên hoặc là chị chuyển khoản cho em hoặc là em sẽ nhận lương từ bên công an kinh tế” nên anh bạn tôi có gọi điện cho mẹ chị M yêu cầu không được gọi cho tôi. Anh ấy còn nói: “Nếu cô và chị M làm ăn kinh doanh buôn bán đàng hoàng thì không việc gì phải sợ, chỉ những người làm ăn phi pháp mới sợ pháp luật mà thôi”. Giờ đây chị M nói tôi cùng bạn làm công an uy hiếp gia đình họ làm họ không buôn bán gì được, chị còn nói sẽ tố bạn tôi vì dám lấy mác công an ra hù dọa. Tôi cảm thấy rất bức xúc vì chị đã làm sai còn lớn tiếng với chúng tôi. Chưa kể chị bán một số mặt hàng không có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Tôi có kèm thêm hình ảnh chụp màn hình từ chị ấy.
Mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho tôi rõ trong việc này ai đúng ai sai ? Tôi sai thì sai ở đâu? Chị M sai thì sai ở đâu? Nếu tôi khởi kiện liệu tôi có thắng? Vì ngay từ đầu tôi và chị ấy quen nhau nên khi làm việc không có hồ sơ hay hợp đồng.
Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội  có được xem là xúc phạm danh dự không?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

– Về việc chị M nhập hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng thì theo đó:

“Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

13. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Là lương thực, thực phẩm; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc chữa bệnh cho người, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm;

b) Là chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi;

c) Thuộc danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Phụ thuộc vào giá trị của hàng hoá kinh doanh không có xuất xứ thì mức phạt tiền sẽ khác nhau nên thẩm quyền xử phạt cũng khác nhau Bạn có thể đến UBND cấp xã, huyện, tỉnh và đến cơ quan công an để trình báo

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Cách giải quyết khi bị người khác lấy ảnh đăng lên mạng ?

Chào Luật sư của LVN Group LVN Group, mong Luật sư của LVN Group giúp tôi xử lý việc hình ảnh của tôi bị người khác tự ý lấy khi chưa được sự đồng ý của tôi để đăng lên facebook, khiến hình ảnh, danh dự của tôi xấu đi. Luật sư cho tôi hỏi giờ tôi phải làm như thế nào để lấy lại được hình ảnh danh dự của mình ?
Tôi xin cảm ơn.

Thông tin nào được đưa lên mạng xã hội, thông tin nào không được đưa lên mạng xã hội ?

Luật sư tư vấn luật Dân sự xâm phạm quyền cá nhân, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Pháp luật hiện hành quy định về việc cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình tại điều 32 luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 32: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Do vậy theo quy định trên, thì khi người khác chỉ được sử dụng hình ảnh cá nhân của bạn khi được sự đồng ý của bạn; khi sử dụng hình ảnh của bạn vì mục đích thương mại thì các bên có thể thỏa thuận về mức thù lao hoặc thỏa thuận khác. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng quy định về 1 số trường hợp hình ảnh của bạn có thể được sử dụng mà không cần sự đồng ý của bạn tại khoản 2 điều 32 bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Theo quy định trên thì những hình ảnh sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng… mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm uy tín của người có hình ảnh. Ví dụ: hình ảnh của bạn khi đi hiến máu, nhà báo lấy hình ảnh đó để viết bài về chương trình hiến máu ngày hôm đó…

Đối với trường hợp của bạn do bạn không cung cấp cụ thể thông tin trường hợp hình ảnh của bạn bị sử dụng như thế nào. Nếu bạn thấy danh dự,nhân phẩm hình ảnh của mình bị xâm phạm bạn có thể yêu cầu Tòa án để giải quyết, nếu hình ảnh của bạn bị xâm phạm thì Tòa án có thể ra quyết định buộc bên vi phạm phải thu hổi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bạn và bồi thường thiết hại cho bạn. Và có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật. Việc này được quy định tại khoản 3 điều 32 bộ luật dân sự năm 2015:

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Thông tin nào được đưa lên mạng xã hội, thông tin nào không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Theo quy định của luật Việt Nam thì những thông tin nào không được phép đưa lên mạng xã hội ạ ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Hiến pháp 2013 có quy định rõ về quyền bí mật cá nhân tại điều 21, Theo đó mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

1. Quyền bí mật đời tư được cụ thể tại các quy định

2. Chế tài áp dụng với hành vi xâm phạm bí mật, đời tư

Ngoài ra, theo Điều 51, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính khi các thành viên trong gia đình xúc phạm nhân phẩm danh dự, xâm phạm bí mật đời tư cá nhân như sau

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.”

3. Xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác

Theo đó, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt với hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự nơi công cộng như sau:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

Tội làm nhục người khác quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trên đây là nội dung tư vấn cho khách hàng, Quý khách có thể dựa vào thông tin trên để trả lời câu hỏi của mình. Trường hợp có thắc mắc hay cần tư vấn chi tiết hơn, quý khách có thể gọi trực tiếp đến tổng đài 1900.0191 hoặc liên hệ email

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group