Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định về tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng:

“Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;

2. Xuất cảnh trái phép;

3. Bị Toà án tuyên bố là mất tích.”

Như vậy, nếu căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 thì người chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo sẽ bị tạm dừng hưởng lươn hưu. Tuy nhiên, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 quy định tại Điều 64 về tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng:

“1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất cảnh trái phép;

b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.”

Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bãi bỏ quy định về việc người chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo thuộc trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu. Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người đang chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo vẫn được hưởng lương hưu bình thường. Chính vì vậy, mặc dù bố bạn phải chấp hành hình phạt tù 08 tháng nhưng bố bạn vẫn được tiếp tục hưởng lương hưu bình thường. Người thân thích của bố bạn có thể nhận thay lương hưu hàng tháng cho bố của bạn trong thời gian bố bạn chấp hành hình phạt tù.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  Luật sư tư vấn pháp luật Lao động gọi số1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group