Chị B đặt họ của chị hoặc họ của người nào khác được khác được không, sau này đứa trẻ nhận lại cha có thể ghi tên bổ sung vào giấy khai sinh được không? 

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân của công ty Luật LVN Group.

Đăng ký khai sinh cho con khi chưa có chồng?

Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý

Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch 

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 

Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch 

Nội dung phân tích

Điều 11, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định về quyền được khai sinh có quốc tịch của trẻ em như sau:

“1. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch.

2. Trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khai sinh là một quyền mà trẻ em sinh ra được hưởng không phân biệt được sinh ra trong hoàn cảnh điều kiện nào, ngay cả khi mẹ đứa bé không đăng ký kết hôn. Con của 2 người khi chưa kết hôn theo quy định pháp luật là con ngoài giá thú.

Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định của điều 15, Nghị định 158/2005/NĐ- CP, cụ thể:

“1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.”

Mục II, khoản 1, điểm e Thông tư số 01/2008/TT-BTP quy định rõ về việc xác định họ và quê quán như sau: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ”.

Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền khai sinh cho con theo họ của bạn. Sau này cha đứa trẻ nhận con thì hoàn toàn có thể bổ sung tên cha vào Giấy khai sinh.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP