1. Đánh giá hộ nghèo dựa trên nhưng tiêu chí nào?
Tư vấn chính sách, tiêu chí đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo theo luật, gọi ngay: 1900.0191
Thưa Luật sư của LVN Group, Ở Thôn của Em sinh sống thuộc tỉnh Hà Giang được đánh giá dựa trên việc xét, bình bầu…Vậy, xin hỏi Luật sư của LVN Group: Việc đánh giá này dựa trên những tiêu trí nào của pháp luật hiện hành ạ ? Làm sao để tránh cảm tính, tiêu cực và Tôi là Đảng viên có được nằm trong hộ nghèo không?
Luật sư tư vấn:
+ Tiêu chí đánh giá hộ nghèo:
Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg:
Thứ nhất, tiêu chí về thu nhập:
– Chuẩn mức sống tối thiểu: từ 1.3 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở thành thị và 1 triệu đồng/người/ tháng tại nông thôn.
– Chuẩn nghèo chính sách: từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng tại nông thôn.
– Chuẩn mức sống trung bình: từ 1.95 triệu đồng/người/tháng trở xuống và 1.5 triệu đồng/người/tháng ở nông thôn.
Thứ hai, tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
– Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
– Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt bao gồm: trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Như vậy, Dựa vào 2 tiêu chí trên để xác định mức chuẩn nghèo, hộ nghèo là hộ đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí sau:
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống.
– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu, và dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ có mức sống dưới trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu.
Trên đây, là các tiêu chí để đánh giá hộ nghèo mới nhất do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mà bạn có thể tham khảo. Để xác định mức chuẩn nghèo trên để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, làm cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2016 – 2020.
+ Đảng viên có thể thuộc diện hộ nghèo không ?
Căn cứ Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm:
2. Hộ trợ nhà ở đối với hộ nghèo ở địa phương?
Xin chào Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo, sống nhờ nhà ông ngoại, giờ gia đình tôi biết có chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo tại địa phương. Vậy xin hỏi Luật sư, thủ tục thực hiện để hưởng chính sách như thế nào ?
Trả lời:
Trước hết theo những gì bạn trình bày thì bạn thuộc đối tượng hỗ trợ về nhà ở theo quy định rõ ràng tại Quyết định 33/2015/QĐ-TTg.
Đầu tiên là đối tượng, điều kiện hỗ trợ nhà ở tại điều 2 của quyết định này. Vì bạn đã là hộ nghèo rồi nên sẽ cần đảm bảo đủ các điều kiện sau:
+ Chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở;
+ Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác;
+ Trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như: Bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 08 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.
Theo như trường hợp của bạn thì bạn đang không có nhà ở, đang phải ở nhà nhà người khác cũng chưa từng được hỗ trợ nhà từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác nên bạn đảm bảo đủ điều của chính sách này.
Thứ hai là về phạm vi áp dụng và thứ tự ưu tiên (Điều 3 – Điều 4 của Nghị định này). Chính sách này sẽ được hỗ trợ đối với các hộ thuộc diện đối tượng theo quy định của quyết định này đang cư trú tại khu vực nông thôn hoặc đang cư trú tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (gọi chung là thôn) trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp. Và sẽ được áp dụng lần lượt theo thứ tự quy định tại điều 4 của nghị định. Vì bạn chỉ nói là bạn thuộc hộ nghèo mà không nói chi tiết gia cảnh cụ thể của gia đình nên bạn cần xem kĩ điều 4 đế xác định thứ tự ưu tiên áp dụng hỗ trợ.
Thứ ba là về trình tự lập, phê duyệt danh sách hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Vấn đề này được quy định chi tiết tại Điều 4 Thông tư 08/2015/TT-BXD, cụ thể có các bước tiến hàng như sau:
Bước 1: Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến chính sách hỗ trợ nhà ở tới các hộ dân đồng thời sẽ tổ chức bình xét, đề xuất danh sách các hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ theo danh sách do Úy ban nhân dân xã phê duyệt và quản lý theo kết quả điều tra và rà soát. Yêu cầu là cuộc họp phải có tối thiểu 50% đại diện số hộ gia đình trong thôn cũng như sự tham gia của đại diện chính quyền xã, mặt trận tổ quốc cấp xã. Cuộc bình chọn phải đưuọc diễn ra công khai, minh bạch. Hộ nào được được vào danh sách đề nghị hỗ trợ buộc phải có trên 50% số người tham gia cuộc họp đồng ý. Có thể đồng ý theo các cách như: giơ tay biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín. Sau đó các thôn hương dẫn hộ dân làm đơn đăng ký vay vốn hỗ trợ và cam kết xây dựng nhà ở theo mẫu.
Bước 2: Danh sách các hộ dân đề nghị hỗ trợ xây dựng nhà ở được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên được quy định cụ thể tại quyết định 33/2015/QĐ-TTg và được công khai tại thôn
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, rà soát gửi danh sách lên Ủy ban nhân dân cấp huyện với những thông tin rõ ràng: hộ nào cần vay vốn, hộ nào không cần vay vốn. Trường hợp những hộ thuộc đối tượng của chính sách nhưng không có nhu cầu vay vốn, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách để các hộ ký xác nhận đã được phổ biến nhưng không tham gia chính sách (theo mẫu tại Phụ lục số III kèm theo Thông tư này).
Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tổng hợp gửi danh sách lên ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Bước 5: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn sau đó gửi đề án đó về Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng chính sách và xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời cũng sẽ gửi đề án cho Ngân hàng chính sách xã hội cấp tỉnh để làm cơ sở cho vay.
Qua đây, thì bạn cần gặp trực tiếp trưởng thôn để giúp bạn tham gia đầy đủ các cuộc họp để có thể được cấp nhà ở theo mong muốn bởi trưởng thôn là người gần nhất trực tiếp giúp các hộ dân giải quyết các thủ tục đầu tiên.
Trân trọng.
3. Quy định về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2016-2020
Luật LVN Group tư vấn và cung cấp một số thông tin pháp lý mới về Quy định về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2016-2020:
Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg về Việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
Với tiêu chí về thu nhập, Quyết định quy định chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Quy định chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1 triệu đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 1,3 triệu đồng/người/tháng.
Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, Quyết định nêu rõ, các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm năm dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số là tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Quyết định cũng quy định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Mức chuẩn nghèo trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế-xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020./.
4. Quy định về hộ cận nghèo 2016-2020:
– Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
– Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
5. Quy định về hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2016- 2020:
– Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000đồng -1.500.000 triệu đồng.
– Hộ có mức sống trung bình ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng -1.950.000 đồng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về ý kiến tư vấn xin hãy liên hệ với tổng đài 1900.0191 để được tư vấn trực tiếp!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Luật LVN Group biên tập