1. Đánh hội đồng là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “đánh hội đồng” nhưng có thể hiểu một cái khái quát đánh hội đồng là nhiều người đánh, gây thương tích cho một người hoặc một số ít người, đó có thể là hành vi bắt nạt người khác, đó có thể là xuất phát từ những vấn đề giải quyết nhu cầu cá nhân bằng bạo lực bất hợp pháp, hoặc đó cũng có thể là hành vi bắt chước hành vi của các nhân vật mà những học sinh học được từ sách báo, phim ảnh, độ tuổi mới lớn thường là những độ tuổi dễ bị dụ dỗ, tâm lý bầy đàn, học hỏi và bắt chước, tôn sùng người thống lĩnh, thủ lĩnh của đám bạn cùng trang lứa, dễ xa ngã vào các thói xấu, tò mò, tính độc lập cao, hay bắt chước, khả năng kiềm chế cảm xúc kém.
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều những sự việc về đánh hội đồng giữa các em học sinh trong trường, nhiều trường hợp gây ra những hậu quả khôn lường, trở thành nhiều vấn đề gay cấn, bức xúc trong dư luận xã hội.
(Đánh hội đồng có bị đuổi học không? – ảnh minh họa)
2. Học sinh và học sinh cá biệt
Học sinh là trẻ em học tập ở nhà trường. Học sinh cá biệt là một thuật ngữ thường được sử dụng đối với những em học sinh nghịch ngợm, quậy phá, hay đánh nhau, mất trật tự trong giờ học, các hoạc sinh này thường hay trốn tiết, bỏ học. Hầu hết những học sinh này thường không tuân theo các nội quy của lớp, của trường và đa phần thường làm theo ý của bản thân. Do vậy nếu gia đình, nhà trường không kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết, biện pháp khắc phục thì những học sinh này sẽ dễ dàng bị người xấu lôi kéo, dụ dỗ dến đến các tệ nạn xã hội, thậm chí trách nhiệm hình sự… Những học sinh cá biệt luôn có tính hiếu động, thích tìm tòi, gay sự chú ý cho người khác ở bất cứ nơi nào, nghịch ngơm, học tập ở mức trun bình hoặc yếu hơn các em khác do các em học sinh này ít chú ý trong lớp hoặc không nghe giảng, luôn quậy phá và gây mất trật tự trong lớp.
3. Khi nào thì bị đuổi học, đánh hội đồng bị đuổi học khi nào?
3.1 Đối với học sinh tiểu học
-Theo quy định của Điều 33 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT thì về độ tuổi của học sinh tiểu học : Độ tuổi của học sinh vào học lớp 01 là 06 tuổi và được tính theo năm, trẻ em khuyết tật kém phá triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuỏi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ được do phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
– Hành vi ứng xử của học sinh: Có thái độ nghiêm túc, trung thực trong học tập, kiểm tra, đánh giá và sinh hoạt. Không gây mất trật tự ảnh hưởng đếnc ác hoạt động của lớp học, nhà trường và nơi công cộng. Không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi tham gia các hoạt động vui chơi.
– Xử lý kỷ luật: theo quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về điều lệ trường tiểu học thì học sinh có khuyết điểmt rong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tùy theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỷ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học ính khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
3.2 Đối với học sinh trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
– Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về điều lệ trường trung học cơ sở trường trung học phổ thông thì độ tuổi của học sinh vào lớp 06 là 11 tuổi, tuổi của học sinh vào lớp 10 là 15 tuổi, đối với những học sinh học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cáp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì độ tuổi vào lớp 06 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào độ tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước
– Hành vi ngôn nữ ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lẽ phép , thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, ohuf hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học
– Cách hành vi học sinh không được làm: Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác. Gian lận trong học tập, kiêm tra, thi, tuyển sinh, mua bán, sử dụng ruotuj bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chát kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ, sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang hcoj tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng. Sử dụng trao đổi sản phẩm có nội dung văn hóa kích động bạo lực đồi trụy, sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơ có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
– Xử lý kỷ luật: học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây: Nhắc nhở, hỗ trợ , giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm, khiển trách, thông báo với cha, mẹ hoạc sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm, tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy địnhc ảu Bộ giáo dục và Đào tạo
4. Đánh hội đồng thì bị xử lý như thế nào?
4.1 Xử phạt hành chính
– Về đối tượng xử lý vi phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 5 Luật xử phạt vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định thì đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính do cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính
– Về mức xử phạt vi phạm hành chính: Căn cứ theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh an toàn xã hội thì đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
4.2 Khởi tố vụ án hình sự đối với một số trường hợp đủ về độ tuổi
– Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự : Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được xác định như sau:
+ Độ tuổi từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trường hợp này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
+ Độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại có sức khỏe của người khác
5. Phải làm gì khi bị đánh hội đồng?
5.1 Thoát chạy là phương án tối ưu
Đánh hội đồng tức là sẽ bị đánh bởi nhiều người, hơn nữa nhóm người đánh hội đồng đều có những sự chuẩn bị từ trước. Do đó, kháng cự hoặc ngồi im chịu trận đều là những phương cách bất lợi cho trẻ. Khi phát hiện mình bị bao vây bởi một nhóm người, điều đầu tiên mà trẻ cần làm đó chính là nhanh chóng tìm đường chạy thoát, phải dùng tất cả mọi sức lực chạy càng nhanh càng tốt khi có bất cứ cơ hội nào.
5.2 Tận dụng mọi vật dụng trên đoạn đường thoát chạy
Khi trẻ tháo chạy, chắc chắn đám người đánh hội đồng sẽ đuổi theo. Do đó, nếu trẻ đã bị đuối sức thì nếu gặp bất cứ vật cản nào trên đường thì trẻ đều có thể lấy để ném về phía nhóm người đó để cản trở họ và phải hô hào lên để nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh
5.3 Nhớ các yếu điểm
Các bậc phụ huynh nên dạy con của mình nhận diện được những yếu điểm trên cơ thể để trong những trường hợp như thế này, trẻ có thể tận dụng đẻ giải thoát cho mình.
5.4 Dạy trẻ cách tố giác khi bị đánh hội đồng
Ngoài việc dạy trẻ cách tự vệ khi bị đánh hội đồng, bạn cũng cần dạy dỗ con của mình cách tố giác khi bị đánh hội đồng. Có thể có những trường hợp vì quá sợ hãi mà nhiều trẻ sau khi bị đánh hội đồng khống dám lên tiếng nói với bố mẹ, thầy cô về sự việc đã xảy ra và vì thế để việc trẻ bị đánh lại tiếp tục diễn ra nhiều lần. Do đó, lên bố mẹ chính là mấu chốt quan trọng để trong việc giúp trẻ có thể lên tiếng nói ra những việc mà bản thân bé đã gặp phải. Bạn có thể hướng dẫn trẻ gọi điện cho bố mẹ, giáo viên chủ nhiệm, hoặc nhà trường khi có vấn đề gặp phải hoặc có thể điện lên đường dây nóng 111 để báo.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.