1. Tội đe dọa giết người

1.1 Tội đe dọa giết người được quy định như thế nào?

Tội đe dọa giết người được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Đánh nhau khi vượt quá giới hạn phòng vệ có phải chịu trách nhiệm không?

1.2 Bình luận tội đe dọa giết người

Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp Ịý và khung hình phạt cơ bản của tội đe dọa giết người; khoản 2 trường họp phạm tội tăng nặng.

1.3 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi đe dọa giết người. Đây là hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa tước đoạt tính mạng người khác qua những hình thức khác nhau (trực tiếp, qua điện thoại, qua thư viết, thư điện tử hay tin nhắn điện thoại…) hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể thể hiện sự đe dọa tước đoạt tính mạng người khác (như đi tìm công cụ, phương tiện…).
Theo quy định của điều luật, hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi tước đoạt tính mạng sẽ xảy ra. Như vậy, không phải tất cả các hành vi đe dọa giết người đều cấu thành tội đe dọa giết người. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thànlựội đe dọa giết người khi hành vi đe dọa làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong trạng thái tâm lý như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau:
+ Nội dung và hình thức đe dọa;
+ Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vĩ đe dọa xảy ra;
+ Tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa;
+ Thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…

1.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý.
Khi áp dụng điều luật này, cần chú ý: Hành vi đe dọa giết người không cấu thành tội đe dọa giết người khi hành vi này được quy định là một phần trong CTTP của tội khác như được quy định trong CTTP của tội cướp tài sản. Theo đó, hành vi đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cưóp tài sản (Điều 168 BLHS).

1.5 Khung hình phạt

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– (Phạm tội) đối với 02 người trở lên: Đây là trường họp đe dọa giết 02 người trở lên trong cùng thời điểm hoặc ở các thời điểm khác nhau.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Đây là trường hợp người đe dọa là người có chức vụ, quyền hạn và chủ thể đã sử dụng vị thế này trong hành vi đe dọa giết người để tăng tác động tâm lý của hành vi đe dọa.
– (Phạm tội) đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân: Đây là trường hợp nạn nhân là người thi hành công vụ và hành vi đe dọa giết người xảy ra vì họ đang thi hành công vụ hoặc vì họ sắp thi hành công vụ hoặc trước đó đã thi hành công vụ. Khi áp dụng tình tiết này cần chú ý phân biệt hành vi đe dọa giết người ở tội phạm này với hành vi đe dọa giết người bị coi là hành vi đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ của tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 BLHS. Hành vi đe dọa giết người ở tội phạm này có đặc điểm “có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện”.
– (Phạm tội) đối với người dưới 16 tuổi: Đây là trường họp nạn nhân bị đe dọa giết thuộc đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc và bảo vệ đặc biệt. Tính chất đặc biệt này của đối tượng bị đe dọa làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.
– (Phạm tội) để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác: Đây là trường hợp lý do mà chủ thể đã thực hiện hành vi đe dọa giết người là để che giấu tội phạm khác đã thực hiện hoặc để trốn tránh việc bị xử lý về tội phạm khác đã thực hiện.

2. Tội cố ý gây thưong tích hoặc gây tổn hại cho sửc khỏe của người khác do vượt quá giói hạn phòng vệ

chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Tội cố ý gây thưong tích hoặc gây tổn hại cho sửc khỏe của người khác do vượt quá giói hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định tại Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể như sau:

Điều 136. Tội cố ý gây thưong tích hoặc gây tổn hại cho sửc khỏe của người khác do vượt quá giói hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội
1. Người nào cố ý gãy thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31%) đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chỉnh đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 thảng đến 02 năm:
a) Đổi với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31 % đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%> trở lên.
3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỳ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%) trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Đánh nhau khi vượt quá giới hạn phòng vệ có phải chịu trách nhiệm không?

Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

2.1 Bình luận

Điều luật gồm 3 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; các khoản 2 và 3 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng.
về tính chất, tội phạm này cũng là trường hợp có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Để thể hiện rõ sự phân hoá trách nhiệm hình sự, BLHS tách trường họp này khỏi tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nói chung) và quy định thành tội danh riêng – tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội. Trong BLHS năm 1999 mới chỉ có tội danh cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. BLHS năm 2015 bổ sung trường họp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội vì Bộ luật đã quy định thêm trường hợp “Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội” (Điều 24 BLHS).
So với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ , người phạm tội cũng có các dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và có thêm dấu hiệu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

2.2 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là người thực hiện quyền phòng vệ chính đáng hoặc quyền bắt giữ người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội và theo Điều 12 BLHS, họ là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.3 Dấu hiệu hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội được quy định là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người có hành vi tấn công hoặc là người phạm tội bị bắt giữ. Hành vi này đã gây ra hậu quả thương tích hòặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên. Nạn nhân của tội phạm là người có hành vi tấn công và buộc chủ thể của tội phạm phải phòng vệ hoặc là người phạm tội và bị chủ thể của tội phạm bắt giữ. Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong hai trường hợp này là trái pháp luật do chủ thể đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá mức càn thiết khi bắt giữ người phạm tội. Trong đó, dấu hiệu “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” và dấu hiệu “vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội” có thể được hiểu như sau:
* về dấu hiệu “vượt quả giới hạn phòng vệ chính đáng ”
Dấu hiệu này đòi hỏi người phạm tội có cơ sở thực hiện quyền phòng vệ nhưng đã phòng vệ rõ ràng quá mức cần thiết khi gây ra hậu quả. Cụ thể: Nạn nhân đã có hành vi trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người phạm tội hoặc của người khác. Do vậy, người phạm tội đã có hành chống trả hành vi xâm phạm đang xảy ra hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc và hành vi chống trả đã gây ra hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên nhưng việc chống trả này rõ ràng vượt quá mức cần thiết. Việc gây ra hậu quả như vậy rõ ràng là không cần thiết để ngăn chặn hành vi xâm phạm của nạn nhân.
Để đánh giá hành vi chống trả rõ ràng là không cần thiết cần phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết liên quan, trước hết phải chú ý đến:
+ Tính chất quan trọng của quyền hoặc lợi ích bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại;
+ Mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công của nạn nhân có thể gây ra;
+ Sức mãnh liệt của hành vi tấn công của nạn nhân;
+ Khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân đặt trong hoàn cảnh cụ thể.
* về dấu hiệu “vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội”
Dấu hiệu này đòi hỏi người phạm tội có cơ sở thực hiện quyền sử dụng vũ lực để bắt giữ người phạm tội nhung đã dùng vũ lực rõ ràng quá mức cần thiết khi gây ra hậu quả. Cụ thể: Nạn nhân thuộc đối tượng mà mọi người có quyền bắt giữ theo các điều 111 và 112 BLTTHS (người phạm tội quả tang và người đang bị truy nã). Do vậy, người phạm tội đã dùng vũ lực để bắt giữ nạn nhân và đã gây ra hậu quả gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên nhưng việc dùng vũ lực gây ra hậu quả này rõ ràng vượt quá mức cần thiết. Việc gây ra hậu quả như vậy rõ ràng là không cần thiết để bắt giữ người phạm tội.

2.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết và mong muốn hoặc chấp nhận hậu quả thể hiện sự “vượt quá” của mình.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Khung hình phạt này nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vì đây là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt. Động cơ của người phạm tội là muốn ngăn chặn hậnh vi nguy hiểm cho xã hội hoặc hành vi trốn tránh pháp luật của nạn nhân. Sai phạm của người phạm tội chỉ ở chỗ đã vượt quá phạm vi được phép phồng vệ, được phép gây thiệt hại cho nạn nhân. Nhưng sự “vượt quá” này một phần cũng do hoàn cảnh chi phối. Do vậy, các khung hình phạt được quy định cho tội danh này đều nhẹ hơn so với các khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

2.5 Khung hình phạt

Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– (Phạm tội) đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%: Đây là trường hợp phạm tội có nhiều nạn nhân, trong cùng một lần hoặc trong các lần phạm tội khác nhau và ít nhất có 02 nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tồn thương cơ thể 61% trở lên: Đây là trường hợp phạm tội có 01 nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Phạm tội dẫn đến chết người: Đây là trường hợp nạn nhân đã chết do bị gây thương tích hoặc bị gây tổn hại cho sức khỏe và lỗi của chủ thể đối với hậu quả chết người là lỗi vô ý.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 trở lên mà tỳ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61%0 trở lên: Đây là trường hợp phạm tội có ít nhất 02 nạn nhân có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group