Căn cứ pháp lý
– Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại danh nghiệp năm 2014;
– Nghị quyết số 12-NQ/TW.
1. Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là gì?
Vốn Nhà nước Gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.
Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp. Vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn là sự gia tăng lợi nhuận trên một đồng vốn được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để doanh nghiệp bảo đảm đạt được lợi ích của các nhà đầu tư, người lao động, của nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân.
2. Quan niệm về vốn trong doanh nghiệp
Đối với một DN trong nền kinh tế thị trường, vốn/tài sản là điều kiện tiên quyết, cùng với sức lao động và các yếu tố khác để DN tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, sự tồn tại của DN gắn liền với sự tham gia của vốn trong quá trình hoạt động liên tục từ chu kỳ sản xuất kinh doanh đầu tiên, cho tới chu kỳ sản xuất kinh doanh cuối cùng.
Đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, việc đầu tư vốn và quản lý sử dụng vốn có hiệu quả sẽ đảm bảo cho DN nhà nước (DNNN) giữ vững được vị trí then chốt trong nền kinh tế và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội như mục tiêu Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 3/6/2017 đã đề ra.
4. Nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp như thế nào?
Hiện nay, vấn đề Nhà nước đầu tư vốn và vốn nhà nước đầu tư tại DN, vốn của DN được quy định cụ thể tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN năm 2014 (Luật số 69/2014/QH13).
Theo đó, Điều 3 của Luật này quy định:
– Đầu tư vốn nhà nước vào DN là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào DN;
– Vốn nhà nước tại DN bao gồm vốn từ NSNN, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ NSNN; vốn từ Quỹ Đầu tư phát triển tại DN, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp DN; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại DN; Vốn của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: Vốn CSH của DN và vốn do DN huy động.
Quy định trên cho thấy, có sự mâu thuẫn ở các nội dung:
+ Đầu tư vốn nhà nước vào DN;
+ Vốn nhà nước tại DN;
+ Vốn của DNNN;
+ Vốn CSH DN. Cụ thể:
– Tại Luật số 69/2014/QH13, đồng thời với quy định, việc đầu tư vốn nhà nước vào DN là việc Nhà nước sử dụng vốn từ NSNN và Quỹ Tài chính nhà nước để đầu tư vốn vào DN thì Luật cũng quy định vốn nhà nước tại DN bao gồm nhiều khoản vốn khác nhau (ngoài vốn đầu tư từ nguồn NSNN, Quỹ Tài chính nhà nước). Trong đó, khoản vốn do DN ký hợp đồng vay tổ chức tín dụng (TCTD) (không phải nhà nước vay của TCTD) và DN có trách nhiệm trả nợ (không được ghi vào vốn góp của CSH trong vốn điều lệ) cũng xác định là vốn nhà nước tại DN.
– Luật số 69/2014/QH13 quy định, vốn của DNNN bao gồm: Vốn CSH DN và vốn DN huy động nhưng Luật không quy định cụ thể vốn CSH DN gồm các loại vốn gì; đối với vốn huy động của DN theo quy định tại Điều 23 của Luật là các khoản vốn DN vay của các TCTD, của tổ chức, cá nhân ngoài DN, nhưng trong Luật số 69/2014/QH13 lại quy định vốn vay tín dụng đầu tư phát triển nhà nước của DN là vốn nhà nước tại DN.
– Luật số 69/2014/QH13 đưa ra quy định về vốn nhà nước tại DN và quy định vốn của DNNN bao gồm: Nhiều khoản vốn được hình thành từnhiều nguồn khác nhau nhưng không quy định cụ thể, phân biệt đâu là phần vốn góp của CSH (Nhà nước) khi Nhà nước với tư cách là nhà đầu tư, thực hiện nghĩa vụ góp đủ vốn điều lệ của mình vào DN.
3. Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải đáp ứng 8 nguyên tắc sau:
1) tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
2) phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành;
3) hình thành và duy trì doanh nghiệp ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không tham gia hoặc thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp:
– Tại doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
– Tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thuộc một trong các trường hợp không thu hút được các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài đối với doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội hoặc trường hợp cần thiết phải duy trì để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
4) Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của người quản lý doanh nghiệp.
5) Thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc người đại diện phần vốn nhà nước; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường, bình, đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.
6) Cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
7) Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
8) Phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp bao gồm:
– Thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đang hoạt động;
– Bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
– Mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp: Việc đầu tư vốn nhà nước để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện khi tái cơ cấu nền kinh tế; trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm phê duyệt vốn điều lệ và đầu tư đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp được quyền vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính; vay của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp, của người lao động; phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.
Doanh nghiệp xây dựng, ban hành, thực hiện quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định. Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng, không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả để thu hồi vốn. Doanh nghiệp được quyền bán nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không có khả năng thu hồi. Doanh nghiệp chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh mua bán nợ, không được bán trực tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán do các bên thỏa thuận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
5. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) mua toàn bộ doanh nghiệp khác; và
d) mua công trái, trái phiếu.
Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định chủ trương dự án đầu tư ra nước ngoài. Trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội thì Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.