Sau khi chồng tôi trở về sẽ được nhận lại làm việc có phải không. Tôi muốn hỏi một câu nữa, chồng tôi bị kết án thì quyển bảo hiểm xã hội còn có giá trị không ? Sau này chồng tôi có thể rút bảo hiểm xã hội một lần không ?

Tôi cảm ơn!

Trả lời

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động năm 2012

Nghị định số 115/2015/NĐ-CP

2. Luật sư trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, khi chồng bạn thực hiện chấp hành bản án thì không thuộc trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động. Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động được quy định tại Điều 32 Luật lao động 2012 như sau:

1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

Thứ hai, chồng bạn bị kết án sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của sổ bảo hiểm xã hội. 

Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Đồng thời, Điều 8 nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;…

Pháp luật Việt Nam không có quy định về việc khi cá nhân chấp hành án phạt tù sẽ không được công nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp chồng bạn chưa đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm và không có nhu cầu tiếp tục đóng thì sau một năm ( tính từ khi nghỉ việc) có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động về hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group