1. Đi học nghề có phải tham gia nghĩa vụ quân sự không?

Thưa Luật sư của LVN Group! Em năm nay 19 tuổi. Cách đây 1 tuần hơn rồi. Trên phường có đưa thông báo em đi khám NVQS và đã khám hoàn thành đúng trách nhiệm. Em muốn hỏi là bây giờ em đăng kí học nghề thì có được miễn gọi đi NVQS không ạ?
Em xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

“2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;

c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên”.

Như vậy, trường hợp bạn đặt ra không được luật quy định là được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp đang học tập được xem xét theo quy định sau về tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự:

“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Theo quy định này, đối với đối tượng đang học tập, được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự khi:

– Một là, tại thời điểm có lệnh gọi nhập ngũ đang học tập;

– Hai là, đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đại học chính quy, cao đẳng chính quy.

Do vậy, nếu tại thời điểm có lệnh gọi nhập ngũ mà bạn mới xin đi học cao đẳng nghề thì bạn không được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Những điều cần lưu ý: Trường hợp bạn học cao đẳng chỉ được tạm hoãn khi: hệ cao đẳng chính quy và tại thời điểm có lệnh gọi nhập ngũ bạn đang theo học trường cao đẳng. Tham khảo bài viết liên quan: Trường hợp được hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự ?

2. Độ tuổi quy định tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự theo luật hiện nay ?

Thưa luật sư. Cháu sinh 10/9/1996 sang năm 2021 la cháu 26 tuổi , cháu không học cao đẳng hay đại học gì cả nên cháu đã hết tuổi gọi đi nghiã vụ quân sự. Nhưng nếu cháu tự nguyện viết đơn xin tự nguyện đi nghiã vụ quân sự còn được hay không. Em phải đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự ở đâu ? Cảm ơn Luật sư của LVN Group.

Độ tuổi quy định tự nguyện đi nghĩa vụ quân sự theo luật hiện nay ?

Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.0191

Trả lời

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hiện nay bạn đã 26 tuổi và thuộc diện không tham gia chương trình đào tạo hệ chính quy cao đẳng, đại học. Hiện nay bạn có nhu cầu được tham gia nghĩa vụ quân sự theo diện tự nguyện.

Căn cứ theo quy định tại điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 về độ tuổi nhập ngũ như sau:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Như vậy, theo quy định trên thì nếu bạn có nhu cầu tham gia nghĩa vụ quân sự thì có đăng ký tham gia tại cơ quan có thẩm quyền. Bởi lẽ, pháp luật hiện nay chỉ đưa ra quy định độ tuổi đối thiểu và độ tuổi tối đa được gọi nhập ngũ chứ không quy định độ tuổi tối đa đăng ký tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự, đó là quyền của mỗi công dân.

Thẩm quyền đăng ký nghĩa vụ quân sự cho bạn là Ban chỉ huy quân sự cấp xã nơi bạn đang cư trú. Điều này được quy định tại điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự:

Điều 15. Cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự

1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.

2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.

3. Lao động chính duy nhất trong nhà có được miễn nghĩa vụ quân sự?

Kính chào Luật LVN Group, cháu có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Cháu sinh năm 1995, năm nay cháu có giấy gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Nhà cháu có mỗi 2 mẹ con. Mẹ cháu năm nay gần 60 rồi. Như thế cháu có phải đi nghĩa vụ không ạ?
Cháu xin chân thành cảm ơn!
(Người gửi: P.K)

>> Luật sư tư vấn miễn nhập ngũ đối với lao động chính, gọi: 1900.0191

Trả lời:

quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

Công dân nam đủ mười tám tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ mười tám tuổi đến hết hai mươi lăm tuổi.

Do đó, nếu đủ độ tuổi như trên, đồng thời đáp ứng các điều kiện khác như sức khỏe… thì bạn là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật.

Bên cạnh đó quy định về đối tượng được tạm hoãn và miễn nhập ngũ:

Việc tạm hoãn gọi nhập ngũ

Những công dân nam sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khoẻ.

2. Là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.

3. Là lao động duy nhất trong gia đình vừa bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

4. Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

5. Người đi xây dựng vùng kinh tế mới trong ba năm đầu.

6. Người thuộc diện di dân, dãn dân trong ba năm đầu đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

7. Cán bộ, viên chức, công chức quy định tại Điều 1 Pháp lệnh Cán bộ, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội đang cư trú tại địa phương hoặc người địa phương khác được điều động đến làm việc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn có phụ cấp khu vực hệ số 0,5 trở lên, ở hải đảo có phụ cấp khu vực hệ số 0,3 trở lên.

8. Đang nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc người có chức vụ tương đương chứng nhận.

9. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 bao gồm:

a) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường năng khiếu, dự bị đại học;

b) Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề;

c) Trường cao đẳng, đại học;

d) Học viện, viện nghiên cứu có nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

10. Học sinh, sinh viên đang học tại các nhà trường của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam hoặc học sinh, sinh viên được đi du học tại các trường ở nước ngoài có thời gian đào tạo từ mười hai tháng trở lên.

11. Công dân đang học tập tại các trường quy định tại điểm b, điểm c khoản 9 và khoản 10 Điều này chỉ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong một khoá đào tạo tập trung, nếu tiếp tục học tập ở các khoá đào tạo khác thì không được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Hàng năm, những công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại Điều này phải được kiểm tra, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.”

Miễn gọi nhập ngũ

Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

1. Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của bệnh binh hạng 1.

2. Một người anh trai hoặc em trai của liệt sĩ.

3. Một con trai của thương binh hạng 2.

4. Cán bộ, viên chức, công chức, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, trí thức trẻ tình nguyện quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này đã phục vụ từ hai mươi bốn tháng trở lên.”

Như vậy, bạn hiện nay là lao động duy nhất trong gia đình. Mẹ bạn gần 60 tuổi nên có thể xác định mẹ bạn không còn sức lao động (Theo quy định của pháp luật lao động thì nữ từ đủ 55 tuổi trở lên được xác định là hết tuổi lao động). Do đó, bạn là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người khác trong gia đình không còn sức lao động, thì bạn được tạm hoãn nghĩa vụ dân sự. Vì bạn không nêu rõ nhân thân nên nếu bạn thuộc một trong các trường hợp quy định tại thì bạn được miễn nghĩa vụ quân sự.

4. Gãy tay có được hoãn nghĩa vụ quân sự không?

Xin chào, Em muốn được tư vấn, Em năm nay 18 tuổi, ngày hk cấp 1 Em bị gãy tay trái 3 lần trong khoảng thời gian khác nhau đó là lớp 1.3 và 5. Bây giờ cánh tay này yếu k dùng lực mạnh đc và mỗi khi trái gió trở trời lại đau nhức, e bị như vậy có đc miễn nghĩa vụ quân sự không ạ ?
Cảm ơn!

Trả lời:

Theo phụ lục I Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì gãy tay thuộc loại xương vừa và lớn, nếu như thuộc các trường hợp sau thì sẽ được tạm hoãn nhập ngũ:

+ Chưa liền xương

+ Đã liền xương nhưng trục lệch vẹo, hạn chế vận động

+ Có đau mỏi hạn chế vận động nhiều

+ Có đau mỏi, thoái hoá biến dạng khớp nhiều

+ Đã phẫu thuật nhưng còn phương tiện kết xương

5. Đã chuyển thường trú thì có bị gọi khám NVQS nơi cũ nữa không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em xin chào Luật sư, em đã chuyển hộ khẩu thường trú từ phường này sang phường khác ( cùng thị xã, quận) từ tháng 4, nhưng đến đợt gọi khám nghĩa vụ quân sự tháng 11 phường cũ vẫn gửi giấy mời khám nghĩa vụ quân sự.
Vậy nếu em không chấp hành lệnh gọi từ phường cũ thì có bị xử phạt không ạ ?
Mong Luật sư giải đáp giúp em, em xin cảm ơn ạ !

Đã chuyển thường trú sang phường khác thì có phải chấp hành lệnh gọi khám NVQS của phường cũ ?

Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Khoản 2 Điều 17 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:

“…2. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập:

a) Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập phải đến cơ quan đã đăng ký nghĩa vụ quân sự làm thủ tục chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự; trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập mới phải đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký chuyển đến;..”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn đã chuyển hộ khẩu thường trú từ phường này sang phường khác nhưng đến đợt gọi khám nghĩa vụ quân sự tháng 11 phường cũ vẫn gửi giấy mời khám nghĩa vụ quân sự thì chúng tôi có thể hiểu rằng trước đây bạn đã đăng ký nghĩa vụ quân sự ở địa chỉ cư trú cũ tuy nhiên khi bạn chuyển địa chỉ cư trú sang nơi mới bạn chưa thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự ở nơi mới. Do vậy, áp dụng theo đúng quy định pháp luậthì bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 200.000 đến 400.000 đồng. Đối với giấy mời khám nghĩa vụ quân sự, trong trường hợp này bạn nên đi khám, bởi nếu như bạn không đi khám, cơ quan có thẩm quyền nhà nước vẫn có thể xử phạt vi phạm hành chính từ 800.000 đến 1.200.000 đồng theo quy định

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Đã chuyển thường trú sang phường khác thì có phải chấp hành lệnh gọi khám NVQS của phường cũ ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự – Công ty luật LVN Group