1. Đi nhập ngũ rồi có giấy báo nhập học thì phải đi nghĩa vụ không?
>> Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại, gọi:1900.0191
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn vẫn phải đi nghĩa vụ do bạn không thuộc các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo khoản 1, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015. Cụ thể như sau:
Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Theo quy định nêu trên, thí sinh mới nhận được giấy báo nhập học, chưa làm xong thủ tục nhập học thì chưa phải là “đang học” nên không thuộc trường hợp hoãn nghĩa vụ quân sự và công dân phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Với các thí sinh có giấy báo nhập học trước hoặc sau thời gian nhập ngũ sẽ được hướng dẫn bảo lưu kết quả trúng tuyển đến khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thí sinh có thể nhập học vào trường đã trúng tuyển trước đó.
Nếu như bạn đã đi khám sức khỏe và qua tất cả các vòng và bạn chưa làm thủ tục nhập học thì khi có giấy goi nhập ngũ bạn sẽ phải chấp hành nghĩa vụ quân sự bắt buộc này. Kể cả trường hợpcùng nhận giấy báo nhập học và lệnh gọi nhập ngũ.
2. Miễn gọi nhập ngũ với trí thức tình nguyện?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Theo quy định tại điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về các trường hợp được tạm hoãn và miễn NVQS như sau:
“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Như vậy:
Thứ nhất, bạn đang là nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu KT & TMQT của đại học ngoại thương thì căn cứ quy định trên bạn không thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với lý do đang được đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
Thứ hai, bạn có làm tình nguyện viên cho Ủy ban nhân dân Đắc Nông từ năm 2012 đến 2014. Như vậy, trường hợp bạn là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên thì bạn mới được miễn nghĩa vụ quân sự còn nếu bạn chỉ là tình nguyện viên mà không phải thanh niên xung phong thì bạn không thuộc đối tượng được miễn.
3. Đang làm công ty có phải nhập ngũ không?
Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định các trường hợp được tạm hoãn, được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên”.
Trường hợp của bạn không có 1 trong những căn cứ nêu trên để được tạm hoãn, hoặc được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Do đó, bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có lệnh gọi.
Những điều cần lưu ý: Do bạn không có căn cứ được tạm hoạn, được miễn gọi nhập ngũ, nên bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục xin đi nghĩa vụ quân sự tự nguyện ?
4. Làm ở Viettel nhà nước có được tạm hoãn nhập ngũ?
Trả lời:
Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ như sau:
” Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên“.
->Bạn đang làm cho Công ty TNHH Nhà Nước MTV thuộc Tập Đoàn Viển Thông Quân Đội Viettel, do đó bạn không thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự. Tham khảo bài viết liên quan:Đang đi làm công nhân tại Công ty than thống nhất có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không ?
5. Đã tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng thì đi nhập ngũ có được ưu tiên?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191
Trả lời:
Chương VI Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đưa ra quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, xuất ngũ và nhân thân là quy định chung và bình đẳng đối với mọi hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, không có quy định ưu tiên đối với người có bằng cấp điều dưỡng. Các đối tượng đều được hưởng chế độ bình đẳng như nhau.
Việc bạn có được xét tuyển vào quân nhân chuyên nghiệp hay không chúng tôi không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn, bởi việc trở thành quân nhân chuyên nghiệp còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp theo quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng năm 2015.
Bạn đang băn khoăn nên chọn đi nghĩa vụ quân sự hay ở lại thi tuyển viên chức: Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, điều đó đồng nghĩa với việc bạn thuộc đối tượng được gọi nhập ngũ. Khi đó bạn không có sự lựa chọn giữa đi hay không đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Những điều cần lưu ý: Các đối tượng phục vụ tại ngũ đều được hưởng chế độ, chính sách như nhau. Khi đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự bạn bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tham khảo bài viết liên quan:Hỏi về tuyển nghĩa vụ quân sự ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:L[email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật NVQS – Luật LVN Group