1. Đi sai làn đường gây tai nạn thì thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em bị tai nạn xe thương tật la 80% và mất 1 chân. Bên gây tai nạn chạy nhanh va sai làn đường. vậy ra toà mức bồi thừờng cho em sẽ như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu việc để xảy ra tai nạn là do lỗi hoàn toàn của phía bên kia, thì lúc này, họ có trách nhiệm phải bồi thường cho bạn toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến thiệt hại về sức khỏe, tài sản của bạn. Theo đó, bạn và phía bên gây tai nạn có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, còn nếu không thể thỏa thuận bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết, thì các khoản cần phải bồi thường tại Bộ luật dân sự 2015 quy định gồm:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vây, nếu thiệt hại sức khỏe của bạn là đến 81% thì lúc này, để xác định mức bồi thường của bên gây tai nạn, bạn có thể tự xác định các khoản chi phí hợp lý (là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với gá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.) để yêu cầu phía bên kia bồi thường cho mình. Bởi pháp luật dân sự không quy định mức bồi thường cụ thể trong từng trường hợp.

Luật sư cho em hỏi :Vì em trai đi sai làn đường và đã gây tai nạn cho 1 người, người đàn ông đi xe lại không đội mủ bảo hiểm. Còn tất cả mọi chi phí của bệnh viện và kiểm tra sức khỏe cho những làn tái khám thì bên gia đình em hoàn toàn chi trả. Nếu giám định ông đó thương tật trên 31% em trai em có chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại gì không và ngược lại dưới 31% thì thì sao ạ ? Em cảm ơn luật sư ạ.

Trả lời:

Theo quy định của Điều 260 Bộ luật hinh sự 2015 về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ thì tại khoản 1 có quy định:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

Thưa Luật sư của LVN Group! Trên đường đi chơi! Toi có bị csgt thổi còi vì tội đi sai làn đường quy định! Khi tôi yêu cầu xem bằng chứng thì csgt nói rằng camera quay lại được nhưng do cơ sở vật chất yếu kém nén k thể cho xem ngay được muốn xem thì đóng tiền phạt rồi 7 ngày sau lên đồn xem! Vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp như trên! Thì csgt làm như vậy có đúng hay không? Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời: Theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:

“Điều 58. Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu cảnh sát giao thông phát hiện ra hành vi vi phạm thông qua thiết bị kỹ thuật thì phải lập biên bản về hành vi vi phạm của bạn. Theo đó, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người có thẩm quyền sẽ xử phạt về hành vi của bạn, lúc này, bạn có thể kiểm tra thông tin từ thiết bị kỹ thuật, để có cơ sở về việc sai phạm bị xử lý của mình.

2. Khởi kiện yêu bồi thường TNGT thế nào?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Làm hồ sơ khởi kiện người gây tai nạn giao thông thực hiện như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Lúc này bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu người đã làm bạn bị tai nạn thực hiện nghãi vụ bồi thường thiệt hại.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

3. Đi xe máy gây tai nạn chết người ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Em trai tôi đi xe máy gây tai nạn giao thông chết người. Hai bên gia đình đã thỏa thuận và bồi thường, thế em tôi có bị phạt tù không thưa Luật sư của LVN Group. Mà em tôi cũng bị chấn thương sọ não thì mức xử phạt như thế nào thưa Luật sư của LVN Group ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau :

Theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

* Căn cứ vào ​Bộ luật dân sự 2015 quy định Nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau :

Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Theo đó, Dựa theo tình hình hiện tại của em bạn thì hai bên đã thỏa thuận được vấn đề bồi thường, em bạn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ gây chết người.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Trách nhiệm của lái xe gây tai nạn chết người ?

+ Tư vấn trường hợp lái xe gây tai nạn chết người?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Phải làm gì khi phương tiện gây tai nạn?

Thưa Luật sư của LVN Group, Vào khoảng 20h tôi lưu thông trên đường 5 hướng từ kẻ sặt về hà nội, tôi đi chậm ( khoảng 30km/h) , đúng làn , phần đường quy định , mở đèn xe , mang đầy đủ giấy tờ, đội mũ bảo hiểm đúng quy định thì bị người đàn ông đi với tốc độ cao, ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, không mở đèn xe xô vào.
Tôi bị thương ở chân nên ở tại hiện trường còn người đàn ông bị thương ở đầu nên csgt đưa đi cấp cứu. Sau đó csgt lấy lời khai của tôi và những nhân chứng, đo kiểm hiện trường. Csgt cũng xác nhận miệng với tôi là tôi không vi phạm gì. Họ tạm giữ xe máy của tôi và những giấy tờ mà chỉ có 1 giấy biên nhận hẹn giải quyết trong vòng 30 ngày. Hết thời gian trên giấy, không thấy phía csgt có câu trả lời, tôi lặn lội xuống hỏi thì bên csgt trả lời : phía người gây tai nạn chưa có nhu cầu giải quyết nên họ chưa giải quyết và csgt lại viết cho tôi thêm giấy hẹn 30 ngày nữa.
Vậy luật LVN Group tư vấn giúp tôi xem tôi phải làm gì để nhận lại xe, giấy phép lái xe, đăng ký xe, và được bồi thường như thế nào trong thời gian không có phương tiện đi lại. Csgt làm vậy có đúng trách nhiệm hay không. Và trường hợp tôi đủ điều kiện để khiếu nại , tôi khiếu nại ở đâu ?
Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Khoản 8 và 9 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 của Quốc hội quy định như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.”

Như vậy, có thể xác định nếu trường hợp của bạn chỉ là xử phạt hành chính thì thời hạn tạm giữ phương tiện là 07 ngày, đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh thì thời gian tối đa không quá 30 ngày.

Nếu trường hợp của bạn cấu thành tội phạm thì theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng Hình sự số 19/2003/QH11 của Quốc hội, việc trả lại phương tiện cho bạn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan điều tra, cụ thể:

“Điều 76. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”

Trong trường hợp này bạn đưa ra dữ liệu chưa thực sự đầy đủ do đó bạn có thể xem xét dựa trên những điều luật trên để thực hiện quyền và nghĩa vụ, đảm bảo quyền lợi của mình.

Giả sử bạn đủ điều kiện khiếu nại thì theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 bạn sẽ phải nộp đơn khiếu nại lần đầu lên Thủ trưởng đơn vị nơi đồng chí CSGT đó làm việc, công tác.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông – Công ty luật LVN Group