Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“1. Trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lí để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lí để thờ cúng ”.
Vấn đề đặt ra: Thế nào là một phần di sản, vấn đề này có thể được giải thích dựa vào lịch sử lập pháp và theo tư duy logic:
– Theo pháp luật dân sự của các nhà nước phong kiến Việt Nam, như Bộ luật Hồng Đức, hương hoả là 1/20 điền sản, theo Bộ dân luật Bắc Kì năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kì năm 1936, hương hoả là 1/5 điền sản (ruộng đất). Hương hoả được giao cho tôn trưởng quản lí dùng vào việc phụng tự. Như vậy, hương hoả chỉ là một phần nhỏ điền sản của người chết để lại cho cháu, con để sử dụng, thu hoa lợi dùng vào việc thờ cúng.
Theo tư duy logic, nếu khối di sản được chia thành 2 hay nhiều phần thì chỉ được dùng một phần đó để thờ cúng, phần còn lại chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lí di sản thờ cúng. Trường hợp này tuy người lập di chúc không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng nhưng trong di chúc vẫn xác định rõ dành một phần di sản cho việc thờ cúng (như một khoản tiền, một gian nhà…) thì những người thừa kế vẫn phải cử một người để quản ỉí di sản dùng vào việc thờ cúng.
Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng vào việc thờ cúng thuộc về người đang quản lí hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
“2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.
Quy định này để bảo vệ quyền lợi cho người có quyền lợi trong quan hệ dân sự với người để lại di chúc, khi di sản còn lại chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.
Thờ cúng là một nếp sống văn hoá lâu đời của nhân dân ta, thể hiện lòng tôn kính đổi với người đã chết, giáo dục người xung quanh kính ữọng những người bậc trên đã chết và nhớ công ơn của họ. Vì vậy, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các truyền thống tốt đẹp đó, cho phép cá nhân dành một phần tài sản của mình để dùng vào việc thờ cúng. Phần tài sản này không coi là di sản thừa kế.
Di sản dùng vào việc thờ cúng được để lại theo ý nguyện của người lập di chúc, di sản này không chia mà được giao cho một người quản lí. Di sản này có thể là một tài sản cụ thể (cây lâu năm, nhà ở…). Nếu là tài sản hoặc cây lâu năm, người quản lí có quyền thu hoa lợi, lợi tức và dùng nó để thực hiện việc thờ cúng. Người quản lí không được sử dụng vào mục đích của riêng mình. Không có quyền định đoạt di sản này. Trường hợp người đang quản lí di sản dùng vào việc thờ cúng mà không có điều kiện để tiếp tục quản E di sản đó, những người thừa kế sẽ thoả thuận giao cho người khác quản lí.
Điều 645 Bộ luật dân sự không có quy định về tính chất của di sản dùng vào việc thờ cúng (không định tính) mà chỉ định lượng phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì vậy, người lập di chúc có thể định đoạt bất kì tài sản nào trong khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để dùng vào việc thờ cúng.
Quy định này để bảo vệ cho người có quyền lợi ttong quan hệ dân sự với người để lại di chúc, khi di sản còn lại chưa đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại.
Luật LVN Group (biên tập)