1. Đi xe máy gây tai nạn?
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn điều khiển xe máy và có gây tai nạn làm ông cụ 60 tuổi gãy 3 xương sườn.
Căn cứ bồi thường thiệt hại bao gồm:
– Có thiệt hại thực tế xảy ra.
– Có hành vi trái pháp luật.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
– Người gây thiệt hại có lỗi.
Theo Điều 584 Bộ Luật dân sự 2015 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp của bạn phải xem xét đến yếu tố lỗi của ông cụ để xem xét mức độ bồi thường.
Nếu lỗi hoàn toàn do bạn điều khiển xe thì bạn phải bồi thường toàn bộ.
Theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 thì khoản tiền bao gồm bù đắp tổn thất và về vật chất và về tinh thần, hay nói cách khác thì có thể hiểu là nó bao gồm:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
+ Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị bao gồm: tiền tàu, xe đi lại, tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc cho người bị thiệt hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
+ Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại.
+ Trong mọi trường hợp, khi sức khoẻ bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân…
+ Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 50 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
2. Bồi thường thiệt hại khi gây tai nạn?
>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
Theo Bộ luật dân sự 2015bạn có thể phải bồi thường cụ thể như sau:
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;d) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, việc bạn bồi thường và làm như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý các quy định đều chỉ ra bạn phải bồi thường các khoản tiền nêu trên dựa trên cơ sở “chi phí hợp lý” Tuy nhiên, trường hợp của bạn, người nhà của người bị tai nạn không thoả thuận được, Bạn nên nói rõ hoàn cảnh và thỏa thuận với họ để người bị nạn được chữa trị ổn định ở 1 cơ sở khám chữa bệnh và bạn được chi trả các chi phí chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu sự việc không tìm được thỏa thuận chung, bạn không trả, người nhà họ có thể kiện bạn thì những khoản bạn cần chi trả cũng trong giới hạn những “chi phí hợp lý” dựa trên các giấy tờ trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh và khaorn thiền bù đáp tổn thất về tinh thần.
3. Gây tai nạn cho người đi đường?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Trả lời:
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định vè tham gia giao thông đường bộ:
Như vậy, nếu đủ các yếu tố cấu thành trên đây thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vè hành vi của mình theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 và phải bồi thường cho bên bị hại, còn nếu không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm như đã nói ở trên đây thì bạn phải bồi thường cho bên bị hại bao gồm bồi thường về vật chất và bồi thường về tinh thần cho bên bị hại.
4. Uống rượu bia gây tai nạn rồi bỏ chạy?
Thưa Luật sư của LVN Group, tôi cùng nhóm bạn của mình có uống rượu bia và gây tai nạn giao thông lam 2 người chết , vậy chúng tôi phải chịu trách nhiệm gì trong việc này ạ . Xin cảm ơn!
Trả lời:
Dựa trên những nội dung như đã phân tích ở trên đây thì bạn có vi phạm quy định về giao thông đường bộ và có gây hậu quả làm cho một người chết, do đó,bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Đồng thời phải bồi thường cho bên bị hại về bồi thường vật chất và bồi thường về tinh thần theo quy định tại Điều 591 Bộ Luật dân sự 2015, cụ thể là thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; Thiệt hại khác.
5. Quy trình giải quyết tai nạn giao thông?
Trả lời:
Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
Theo Điều 3 Thông tư 63/2020/TT-BCA, nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông bao gồm những nguyên tắc sau:
– Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
– Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông
Khi tai nạn giao thông xảy ra, trình tự giải quyết tai nạn giao thông được thực hiện như sau:
+ Tiếp nhận tin báo và xử lý tin báo;
+ Giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông như: Tổ chức cứu nạn, cứu hộ, Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông; Tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc; Thu thập thông tin ban đầu; Huy động, trưng dụng phương tiện,…
+ Khám nghiệm hiện trường;
+ Tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh theo thủ tục hành chính;
+ Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông; Ghi lời khai;
+ Một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông như: Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn; Xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường liên quan đến vụ tai nạn giao thông; Kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển và các giấy tờ có liên quan; Dựng lại hiện trường,…
+ Giám định chuyên môn;
+ Xem xét kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn luật giao thông – Công ty Luật LVN Group.