trọn gói là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu về vấn đề này.
1. Ngân hàng là gì ? Các mô hình ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.
Ngân hàng là một tổ chức tài chính (tổ chức tín dụng) và trung gian tổ chức tài chính được phép nhận tiền gửi và cho vay. Ngân hàng chính là kênh kết nối giữa những khách hàng bị thâm hụt vốn và những khách hàng có thặng dư về vốn. Không chỉ vậy, các ngân hàng còn cung cấp các dịch vụ như quản lý tài chính (quản lý tài sản cho khách hàng), trao đổi tiền tệ, ký quỹ an toàn và các dịch vụ khác trong phạm vi chức nặng, nhiệm vụ quyền hạn của mình. Ở hầu hết các quốc gia, các ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát và quy định của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương.
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ngân hàng đang được chia thành 2 loại. Đó chính là Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương Mại.
Ngân hàng nhà nước chính Việt Nam là ngân hàng trung ương của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, ngân hàng Nhà nước sẽ đảm nhận trách nhiệm phát hành, quản lý tiền tệ. Tham gia vào những nhiệm vụ tham mưu cho Chính phủ, Nhà nước Việt Nam. Với những chính sách có liên quan đến tiền tệ như lãi suất ngân hàng, vấn đề phát hành tiền hệ. Tỷ giá tiền tệ, dự thảo kinh doanh của ngân hàng. Quản lý nguồn dự trữ ngoại tệ và những tôt chức tín dụng nằm trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh Ngân hàng nhà nước còn có hệ thống các ngân hàng có vốn của nhà nước đó là:
– Các ngân hàng có 100% vốn nhà nước gồm: các ngân hàng thương mại quốc doanh như: Ngân hàng Agribank; Ngân hàng GP Bank; Ngân hàng Oceanbank; Ngân hàng CB.
– Các ngân hàng chính sách được biết đến là tổ chức tín dụng của Chính phủ Việt Nam, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận và được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – VBSP; Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
– Các ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều hơn 50% vốn nhà nước như: Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Vietcombank; Ngân hàng VietinBank.
Các ngân hàng thương mại, dựa trên yếu tố hình thức sở hữu thì ngân hàng Thương mại sẽ được chia làm 5 loại, bao gồm:
Ngân hàng thương mại Quốc doanh: Là loại hình ngân hàng được mở với 100% vốn đầu tư là ngân sách của nhà nước. Với xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay thì để thu hút được các nguồn vốn. Ngân hàng Thương mại Quốc doanh đang ban hành nhiều hình thức nhằm tăng vốn như cổ phần hóa hay phát hành trái phiếu.
Ngân hàng Thương mại cổ phần: Là loại hình ngân hàng được thành lập do sự góp vốn của 2 hay nhiều hơn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mà trong đó thì các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp này chỉ được phép sở hữu một lượng cổ phần giới hạn theo quy định của phía Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Đây là ngân hàng Thương mại được thành lập bằng vốn của nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài. Được cho phép đặt chi nhánh tại Việt Nam cũng như hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài: Là loại hình ngân hàng Thương mại được thành lập ở Việt Nam bằng nguồn vốn điều lệ 100% từ nước ngoài, có chủ ở hữu là nước ngoài. Ngân hàng này sẽ hoạt động dưới hình thức là công ty TNHH MTV, 2 hay nhiều thành viên trở lên, là pháp nhân của Việt Nam với trụ sở chính ở Việt Nam.
2. Các dịch vụ truyền thống mà ngân hàng thường cung cấp
Nhận tiền gửi: Cho vay là một trong các hoạt động sinh lời cao. Vì vậy, các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao.
Trao đổi, mua bán ngoại tệ: Trong bối cảnh giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội và du lịch phát triển như ngày nay, việc trao đổi ngoại tệ là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng nội tệ của quốc gia, hay thành phố mà họ đến.
Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại: Chiết khấu thương mại hay cho vay là một trong các nghiệp vụ cơ bản nhất trong sử dụng và khai thác các nguồn vốn của NHTM
Dịch vụ thanh toán là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác do Ngân hàng Nhà nước quy định của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán
Bảo quản vật có giá, nghiệp vụ quản vật có giá cho khách hàng thường do phòng “bảo quản” của ngân hàng thực hiện.
Các dịch vụ truyền thống khác tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của từng ngân hàng thương mại.
3. Các dịch vụ mới phát triển của các ngân hàng thương mại
– Cho vay tiêu dùng;
– Quản việc thu chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần vốn tiền tệ thặng dư tạm thời nhàn rỗi vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền để thanh toán. Một số ngân hàng có khuynh hướng chuyên môn hóa dịch vụ quản lí tiền cho các tổ chức, một số khác lại có xu hướng gia tăng việc cung cấp các dịch vụ tương ứng cho người tiêu dùng.
– Dịch vụ cho thuê thiết bị;
– Cho vay tài trợ dự án tiềm năng;
– Bán các dịch vụ bảo hiểm thông qua kênh phân phối ngân hàng;
– Cung cấp các kế hoạch hưu trí cho người lao động hoặc các khách hàng có nhu cầu;
– Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán;
– Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn: Ngày nay, nhiều ngân hàng đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và bán buôn cho các tập đoàn lớn Những dịch vụ này bao gồm: xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán;
– Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân: Tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance Consultant – PFC) là dịch vụ trong đó ngân hàng đến tận nơi tư vấn trực tiếp cho khách hàng về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.
– Dịch vụ ngân hàng trực tuyến: Để đáp ứng nhu cầu giao dịch không cần tới ngân hàng của các doanh nghiệp, hiện nay nhiều ngân hàng đã ứng dụng ngân hàng trực tuyến với các sản phẩm cơ bản như thẻ điện tử, thanh toán điện tử liên ngân hàng trong nước và quốc tế, các dịch vụ ngân hàng điện tử: mobile banking, phone banking, home banking, internet banking…
4. Dịch vụ ngân hàng trọn gói là gì ?
Ngân hàng dịch vụ trọn gói là ngân hàng cung cấp cho công chúng hầu hết, nếu không phải tất cả, các dịch vụ truyền thống được kỳ vọng của các định chế ngân hàng. Hiện nay, hoàn toàn không khó để có thể thấy được các sản phẩm 3 trong 1, 4 trong 1, … n trong 1 trên các thị trường sản phẩm dịch vụ đa năng mà ngân hàng cung cấp như ứng dụng vừa cho phép người tiêu dùng quản lý thời gian làm việc, theo dõi sức khỏe, nghỉ dưỡng kết hợp đánh golf sang trọng hay du lịch kết hợp hội nghị, khám chữa bệnh… Các gói sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn cung cấp những giải pháp mang tính đón đầu cho các nhu cầu phát sinh trong tương lai. Theo đó, với một lần đăng ký, khách hàng có thể tiếp cận với hầu như tất cả loại hình dịch vụ trọn gói đã được lựa chọn, đồng thời được hưởng mức giá ưu đãi so với việc đăng ký từng loại dịch vụ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng đủ khả năng để cung cấp nhiều dịch vụ ưu đãi như vậy nên các dịch vụ thường tìm thấy trong các ngân hàng dịch vụ trọn gói bao gồm tín dụng khách hàng, tài chính thế chấp, cho vay thương mại, dịch vụ tín thác và các dịch vụ đại diện công ty, như chuyển tiền và đăng ký chứng khoán.
Trên thực tế, gọi là dịch vụ ngân hàng trọn gói không đồng nghĩa với việc chỉ cần một lần thanh toán là được sử dụng toàn bộ các gói dịch vụ truyền thống và hiện đại của ngân hàng. Mà trọn gói có nghĩa là liên kết hai hay nhiều dịch vụ có sự liên quan nhất định để khách hàng có thể sử dụng nhanh gọn nhất.
Ví dụ, một số dịch vụ sau đây được gộp chung vào một gói dịch vụ do ngân hàng cung cấp như: Dịch vụ quản lý tài khoản ngân hàng + Ngân hàng điện tử + cung cấp thẻ thanh toán + dịch vụ thông báo giao dịch qua SMS + Hỗ trợ nộp thuế trực tuyến.
Hoặc trong gói tài khoản cơ bản của một số ngân hàng vừa có thể kết hợp là thẻ thanh toán + Ngân hàng điện tử + Thông báo giao dịch + dịch vụ mua sắm tại chỗ + Thanh toán điện, nước + Nhận lương,….
Tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng sẽ cung cấp các gói dịch vụ phù hợp nhất với chi phí tất nhiên là ưu đãi hơn so với dung lẻ các dịch vụ.
5. Ngân hàng điện tử – một trong các tiện ích hiện đại nhất của ngân hàng
Ngân hàng điện tử hay còn được gọi là E-Banking (hay nhiều người quen gọi là Internet Banking) đây là một dịch vụ mới nhất có thể kiểm tra được thông tin tài khoản ngân hàng và giao dịch ngân hàng của bạn mà không cần mất thời gian đến quầy giao dịch ATM bằng sự kết nối app ngân hàng có đăng ký E-Banking và sử dụng thông qua mạng Internet hoặc kết nối mạng viễn thông.
Ưu điểm của E-Banking:
– Nhanh chóng, thuận tiện là ưu điểm đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của dịch vụ này. Dù ở đâu, dù là trong thời gian nào, chỉ cần có kết nối internet là khách hàng thể liên hệ với ngân hàng để thực hiện các giao dịch. Hiện nay, e-banking còn được bổ sung thêm nhiều tiện ích như: thanh toán tiền điện, tiền nước, hoá đơn mua sắm, nạp cước điện thoại, chuyển khoản nhanh,… thao tác dễ dàng và nhanh gọn.
– Tiết kiệm chi phí bởi phí dịch vụ e-banking tại nhiều ngân hàng còn thấp hơn so với giao dịch truyền thống, thậm chí là không mất phí. Bên cạnh đó, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử còn thể thể lấy được nhiều mã, phiếu ưu đãi, khuyến mại từ các tiện ích mà ngân hàng cung cấp.
Nhược điểm của E-Banking:
Được sử dụng trên nền tảng có kết nối internet nên nếu tại nơi không có internet, khách hàng hoàn toàn không thể sử dụng được dịch vụ này. Tốc độ dịch vụ cũng bị ảnh hưởng bởi tốc độ đường truyền dễ gây khó khăn trong việc đăng nhập hệ thống. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng thường lưu mật khẩu đăng nhập trong thiết bị nên nếu bị mất điện thoại, việc bị kẻ gian đột nhập, tấn công tài khoản dễ có thể xảy ra.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Công ty luật LVN Group sưu tầm và biên tập.