1. Về cơ sở pháp lý

STT Tội cưỡng dâm Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1
Điều 143 bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017
Điều 145 BLHS sửa đổi,bổ sung 2017

2. Về khái niệm

STT
Tội cưỡng dâm
Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1
Dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Giao cấu hoặc thực hiện HV QH tình dục khác, nếukhông thuộc trường hợp QĐ tại Điều 142 và Điều 144, đề phòng những trường hợp cũng là HV đó nhưng có thêm những dấu hiệu có thể định tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi hoặc Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi

Điểm khác nhau giữa tội cưỡng dâm và tội giao cấu theo quy định mới?

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, gọi: 1900.0191

3. Về độ tuổi người phạm tội

STT Tội cưỡng dâm Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Đủ 18 tuổi trở lên

4. Về độ tuổi bị hại

STT Tội cưỡng dâm Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1
Chia làm các mức với trách nhiệm khác nhau:
– Dưới 16 tuổi
– Từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi
– Từ đủ 18 tuổi trở lên
Từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

5. Về hành vi

5.1 Về tội cưỡng dâm

Hành vi khách quan của tội cưỡng dâm được quy định là hành vi “khiến” (ép buộc) và hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Trong đó, hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác là “kết quả” của hành vi “khiến” (ép buộc).
Nạn nhân (đối tượng tác động) của hành vi khách quan là người bị lệ thuộc hoặc là người đang ở trong tình trạng quẫn bách.
Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công việc, về mặt kinh tế, về mặt tín ngưỡng hay gia đình…
Người đang ở trong tình trạng quẫn bách là người đang ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác như trường hợp người thân trong gia đình bị mắc bệnh hiểm nghèo nên cần số tiền lớn cho chi phí y tế nhưng lại đang trong tình trạng túng thiếu nghiêm trọng…
Hành vi “khiến” (ép buộc) được quy định ở tội phạm này được hiểu là hành vi khống chế tư tưởng bằng việc lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh quẫn bách của nạn nhân để buộc họ phải miễn cưỡng theo ý mình (miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác). Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là lời đe dọa hoặc hứa hẹn. Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình dọa sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như không chịu giao cấu hoặc không chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Ví dụ: Dọa chuyển nơi làm việc, dọa không nuôi dưỡng nữa, dọa hủy hợp đồng lao động…
Hành vi “khiến” (ép buộc) được quy định ở tội phạm này được hiểu là hành vi khống chế tư tưởng bằng việc lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh quẫn bách của nạn nhân để buộc họ phải miễn cưỡng theo ý mình (miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác). Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là lời đe dọa hoặc hứa hẹn. Người phạm tội có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình dọa sẽ gây thiệt hại cho người bị lệ thuộc nếu như không chịu giao cấu hoặc không chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Ví dụ: Dọa chuyển nơi làm việc, dọa không nuôi dưỡng nữa, dọa hủy hợp đồng lao động…
Ở đây cần chú ý: Hành vi đe dọa ở tội cưỡng dâm chưa đến mức làm người bị đe dọa tê liệt ý chí, không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm. Người bị đe dọa chỉ bị khống chế tư tưởng; họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã (miễn cưỡng) chịu giao cấu hoặc chịu thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.
Người phạm tội cưỡng dâm cũng có thể lợi dụng quan hệ lệ thuộc, lợi dụng uy thế của mình hoặc lợi dụng nạn nhân đang trong tình trạng quẫn bách hứa hẹn mang lại quyền lợi nào đó cho họ nếu chấp nhận việc giao cấu hoặc chấp nhận thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Ví dụ: Hứa sẽ cho chuyển nơi làm việc…
Ở đây cũng cần chú ý: Sự hứa hẹn phải cỏ tính chất là sự khống chế tư tưởng buộc họ phải miễn cưỡng chấp nhận việc giao cấu hoặc chấp nhận thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Những trường hợp hứa hẹn khác không thuộc phạm vi của tội phạm này.

5.2 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Điều luật chỉ quy định người phạm tội có hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với người trong độ tuổi từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà không xác định thủ đoạn để thực hiện được hành vi đó như ở tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (các điều 141, 142 BLHS), tội cưỡng dâm và tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi (các điều 143, 144 BLHS). Các điều luật này (trừ điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS) đều xác định các thủ đoạn mà chủ thể sử dụng để thực hiện được hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với nạn nhân mà họ hoàn toàn không muốn hoặc phải miễn cưỡng chấp nhận. Ở tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, điều luật không xác định thái độ của nạn nhân cũng như không xác định thủ đoạn như ở tội hiếp dâm và tội cưỡng dâm nên có thể hiểu có sự thuận tình đối với hành vi giao cấu cũng như hành vi quan hệ tình dục khác. Việc quy định độ tuổi của chủ thể và độ tuổi của nạn nhân gián tiếp thể hiện thủ đoạn lợi dụng sự non nớt, nhẹ dạ của nạn nhân để làm họ “thuận tình” với hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác. Dấu hiệu “thuận tình” là dấu hiệu để phân biệt tội phạm được quy định tại Điều 145 với các tội phạm được quy định tại các điều 142 và 144 BLHS. Để khẳng định ranh giới này, khoản 1 của điều luật quy định thêm dấu hiệu “… nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này”. Quy định này không sai nhưng thực ra là không cần thiết vì 2 lý do:
– Không cần có nội dung quy định này thì người áp dụng đều biết, trường hợp đã thuộc Điêu 142 hoặc Điều 144 thì phải áp dụng Điêu 142 hoặc Điều 144 theo nguyên tắc chung.
– Nếu Điều 145 đã quy định thêm dấu hiệu phân biệt với các điều luật khác như vậy thì còn nhiều điều luật khác tưong tự cũng phải quy định thêm. Do vậy, việc quy định này phá vỡ tính thống nhất của Bộ luật về kỹ thuật lập pháp.

6. Khung hình phạt được áp dụng

6.1 Tội cưỡng dâm

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm (cho trường họp nạn nhân từ đủ 18 tuổi trở lên). Khung hình phạt cho trường họp nạn nhân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định tại khoản 4 của điều luật.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm được áp cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Nhiều người cưỡng dâm một người: Đây là trường hợp đồng phạm cưỡng dâm mà có nhiều người thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác với cùng nạn nhân.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường họp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội cưỡng dâm khác nhau đối với cùng 01 nạn nhân hoặc đối với các nạn nhân khác nhau.
– (Phạm tội) đổi với 02 người trở lên: Đây là trường họp chủ thể phạm tội cưỡng dâm đối với nhiều nạn nhân khác nhau.
– (Phạm tội) có tính chất loạn luân: Đây là trường hợp giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự.
– (Phạm tội) làm nạn nhân có thai: Đây là trường họp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nạn nhân còn phải chịu thêm tác động tâm lý nhìn chung là không tích cực do việc mang thai.
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thê từ 31% đến 60%: Đây là trường họp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
– Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm được quy định tại Điều 53 BLHS. Tình tiết nhân thân này của chủ thể làm tăng trách nhiệm hình sự của họ.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 10 năm đến 18 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khoẻ hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%) trở lên: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm rất nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
-.(Người phạm tội) biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội (thực hiện hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác): Đây là trường họp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn có thể làm cho nạn nhân bị lây nhiễm HIV, đe dọa đến tính mạng của họ.
– (Phạm tội) làm nạn nhân chết hoặc tự sát: Trường hợp cưỡng dâm làm nạn nhân chết là trường hợp đã gây ra hậu quả nạn nhân chết và lỗi của người phạm tội đối với hậu quả này là lỗi vô ý. Nếu người phạm tội có lỗi cố ý đối với hậu quả chết người thì hành vĩ phạm tội của họ cấu thành tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội cưỡng dâm. Trường hợp cưỡng dâm làm nạn nhân tự sát là trường hợp nạn nhân do bị cưỡng dâm nên đã có líành vi tự tước đoạt tính mạng của mình. Giữa việc bị cưỡng dâm và việc tự sát có mối QHNQ với nhau.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt cho trường hợp nạn nhân dưới 18 tuổi nhưng đủ 16 tuổi có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khung hình phạt này chỉ được áp dụng khi không có tình tiết định khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2, khoản 3 của điều luật. Khi có tình tiết này thì áp dụng khoản 2 hoặc khoản 3.
Khoản 5 quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

6.2 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 03 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp chủ thể đã thực hiện nhiều hành vi phạm tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (cùng 01 nạn nhân hoặc đối với các nạn nhân khác nhau).
– Đối với 02 người trở lên: Đây là trường họp chủ thể phạm tội này đối với nhiều nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
– Có tính chất loạn luãn: Đây là trường họp giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha và mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự.
– Làm nạn nhân cỏ thai: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nạn nhân còn phải chịu thêm tác động tâm lý nặng nề do việc mang thai khi còn ít tuổi.
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%): Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn xâm phạm rất nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
– Đoi với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh: Đây là trường hợp người phạm tội có quan hệ đặc biệt với nạn nhân. Họ là người có trách nhiệm với nạn nhân và nạn nhân là người có sự tin tưởng và trông cậy người phạm tội. Mối quan hệ đặc biệt này làm tăng tính nguy hiểm của hành vi phạm tội nên cũng làm tăng trách nhiệm hình sự.
Khoản 3 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên: Đây là trường họp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vĩ phạm tội còn xâm phạm đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe của nạn nhân.
– Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội: Đây là trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự vì hành vi phạm tội còn có thể làm cho nạn nhân bị lây nhiễm HIV, đe dọa đen tính mạng của họ.
Khoản 4 của điều luật quy định khung hình phạt bổ sung (có thể được áp dụng) là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group