Nhà nước ta luôn bảo đảm cho người sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có đất để sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức giao đất và cho thuê đất nông nghiệp. Vậy thì những trường hợp nào được Nhà nước cho thuê đất ?. 

 

1. Trường hợp cho thuê đất

Đất nông nghiệp được giao, cho thuê dưới các hình thức như: giao đất có thu tiền; giao đất không thu tiền sử dụng; cho thuê đất trả tiền hàng năm và cho thuê đất trả tiền một lần. Theo Luật đất đai 2013 những đối tượng được giao đất bao gồm:

– Những đối tượng sau khi được giao đất có thu tiền sử dụng đất bao gồm: Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối; Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất để thực hiện các dự án đầu tư về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

– Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức; Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về lâm nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối, sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thuộc các đối tượng sau khi được giao đất không thu tiền sử dụng đất.

Hoặc, hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng để xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng những cơ sở dịch vụ trực tiếp để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Người sử dụng đất rừng phòng hộ; đất rừng rừng đặc dụng; Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp.

– Đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01/01/1999 mà thời hạn Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01/01/1999 đến trước ngày Luật đất đai có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận quyền sử dụng đất; Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối là những đối tương thuê đất phải trả tiền hằng năm.

– Cuối cùng đó là thuê đất trả tiền thuê đất một lần được áp dụng vơi những trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối. 

 

2. Điều kiện cho thuê đất

Theo Luật đất đai 2013 cụ thể là Điều 58, người được Nhà nước cho thuê đất phải đáp ứng những điều kiện cho thuê đất nông nghiệp như:  có năng lực tài chính để sử dụng đất theo dự án đầu tư, không vi phạm Luật đất đai môi trường với những trường hợp đang sử dụng đát do Nhà nước giao cho hoặc cho thuê, ngoài ra còn phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Đối với những dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản như:

+ Văn bản chấp thuận của Thủ tướng chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 hec ta đất trồng lúa trở lên.

+ Văn bản chấp thuận của Thủ tướng chính phủ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 héc ta đất trồng lúa và dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừn đặc dụng.

– Đối với dự án sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển được chấp thuận bằng văn bản của bộ, ngành có liên quan. 

 

3. Trình tự thủ tục thuê đất nông nghiệp

Để thực hiện việc thuê đất nông nghiệp để xản xuất kinh doanh thì Hộ gia đình, cá nhân cần nộp đơn xin thuê lại đất tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm: xem xét hồ sơ và điều kiện để làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và gửi đên Phòng Tài nguyên và Môi trường. 

– Đối với phòng Tài nguyên và Môi trường: có trách nhiệm để thanh tra các trường hợp xin thuê đất, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất. 

Do mỗi loại đất có giá trị sử dụng khác nhau và mục đích sử dụng đất khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo cho việc thuê đất đạt hiệu quả thì mỗi trường hợp chúng ta có thể căn cứ vào tính chất, đặc điểm để đưa ra những điều kiện cũng như trình tự phù hợp nhất đối với việc thuê đất nông nghiệp để sản xuất, kinh doanh.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến hoạt động cho thuê đất, Hãy gọi: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến.