1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900.0191
Luật sư tư vấn:
Được quy định chi tiết tại Điều 41, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn luật Đất đai quy định cụ thể điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê như sau:
1. Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm:
a) Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
b) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
c) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);
d) Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền
Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các khu vực không nằm trong địa bàn các quận nội thành của các đô thị loại đặc biệt; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.
2. Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.
3. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
2. Bồi thường khi thực hiện dự án đầu tư ?
>> Luật sư tư vấn luật đầu tư nước ngoài trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn pháp luật của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Khoản 3 Điều 62 tại Luật Đất đai năm 2013 có quy định:
“3. Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:
a) Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;
b) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;
c) Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
d) Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
đ) Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.”
Điều luật này đã liệt kê một cách khá chi tiết các trường hợp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất. Theo đó, đây được coi là các trường hợp bắt buộc không ngoại trừ đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải. Bởi lẽ đây là các dự án mang tính xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người trong cả hiện tai và tương lai. Nhà đầu tư không thể chỉ thỏa thuận với người dân về khoản bồi thường để dự án được tiến triển nhanh hơn bởi người dân kiến thức chưa chắc đã sâu rộng để nhìn nhận đánh giá tổng quan vấn đề và chịu trách nhiệm. Vấn đề này cần có sự thẩm định, cho phép của các cấp chính quyền do đó việc thuyết phục người dân để người dân đồng tình, ủng hộ và đề xuất lên cấp trên sẽ thúc đẩy dư án được diễn ra nhanh hơn chứ không phải chỉ thông qua một vài khoản bồi thường cho dân chúng.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.
3. Dự án trên 20 năm còn thi công được không?
Tuy nhiên thời gian của dự án kéo dài 25 năm rồi. Năm nay tôi quyết định làm căn nhà mới trên đất nhà tôi nhưng khi đi xin giấy cấp phép xây dựng ủy ban thị trấn lại không cho làm vì trong đất đã được quy hoạch. Cho tôi hỏi dự án đã 25 năm r có còn hiệu lực thi công không. Và nhà tôi có được quyền xây dựng nhà không. Dự án đã từ lâu rồi ?
Luật sư tư vấn cho tôi với rất mong nhận được câu trả lời. Xin cảm ơn.
Luật sư trả lời:
Như bạn đã nêu “Năm 1994 huyện có dự án làm đường qua đất nhà tôi nhưng đến giờ đã 25 năm mà vẫn chưa làm cũng chưa có kế hoạch…”
Đối với trường hợp mà đã có dự án nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì gia đình bạn vẫn được thực hiện các quyền sau, cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật đất đai năm 2013:
“2. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.”
Như vậy khi chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm, thì gia đình bạn vẫn được sử dụng đất, thực hiện các quyền của người sử dụng đất bao gồm cả việc cải tạo, sửa chữa nhà ở, xây dựng mới nhà ở. Khi đó bạn cần xác định xem trường hợp của mình có phải xin cấp phép xây dựng không, nếu gia đình bạn thuộc trường hợp sau thì không cần xin cấp phép, các Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm (khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014):
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Nếu bạn không thuộc trường hợp không được miễn thì bạn phải thực hiện thủ tục xin cấp phép xây dựng.
Bạn có hỏi là dự án 25 năm rồi thì có hiệu lực thi công nữa không thì theo khoản 3 Điều 49 Luật đất đai năm 2013 quy định:
“3. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Nghĩa là trường hợp này bạn phải xác định rõ xem dự án ở địa phương bạn đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa, nếu chưa có thì bạn sẽ không bị hạn chế quyền theo xây dựng mới, nếu có rồi thì bạn xác định xem có việc công bố việc thu hồi hay chuyển mục đích sử dụng không thì sẽ giải quyết theo khoản 3 Điều 49 Luật đất đai 2013 được nêu trên.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai về thi công dự án trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.
4. Đơn đề nghị cho phép chuyển nhượng một phần dự án hiện tại mới nhất
Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Ban hành kèm theo Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP CHUYỂN NHƯỢNG MỘT PHẦN DỰ ÁN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố)………..
– Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………………………………………………..
– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ……………………………………………………………
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………………………………………………………….
– Người đại diện theo pháp luật: ………………………… Chức vụ: …………………………………..
– Số điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………………….
Hiện đang là chủ đầu tư dự án: ………………………………………………………………………………
Thuộc địa bàn xã ………….. huyện ……………. tỉnh ……………………………………………………
Đề nghị được chuyển nhượng một phần dự án ………….. với các nội dung chính như sau:
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN
1. Tên dự án: ……………………………………………………………………………………………………..
2. Địa điểm: ……………………………………………………………………………………………………….
3. Nội dung và quy mô dự án: ……………………………………………………………………………….
4. Diện tích sử dụng đất của dự án: ………………………………………………………………………..
5. Diện tích đất xây dựng: …………………………………………………………………………………….
6. Tổng mức đầu tư: ……………………………………………………………………………………………
7. Nguồn vốn đầu tư: …………………………………………………………………………………………..
8. Tóm tắt tình hình triển khai dự án: ………………………………………………………………………..
II. XIN PHÉP CHUYỂN NHƯỢNG MỘT PHẦN DỰ ÁN
1. Diện tích đất: …………………………………………………………………………………………………..
2. Vị trí khu đất: …………………………………………………………………………………………………..
3. Quy mô công trình: …………………………………………………………………………………………..
4. Hiện trạng đang thực hiện: …………………………………………………………………………………
III. LÝ DO XIN CHUYỂN NHƯỢNG:
IV. ĐỀ XUẤT CHỦ ĐẦU TƯ NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG LÀ: (Tên chủ đầu tư mới; địa chỉ; người đại diện; năng lực tài chính; kinh nghiệm)
V. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỀ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG VÀ CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN:
VI. CAM KẾT: …………………………………………………………………………………………………….
(Có báo cáo tình hình thực hiện dự án gửi kèm theo)./.
…….., ngày …. tháng …. năm …
Nơi nhận: CHỦ ĐẦU TƯ
– Như trên; (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
– Lưu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!
5. Xây nhà trên đất dự án là đúng hay sai ? Có bị cưỡng chế không ?
>> Luật sư tư vấn luật đất đai gọi: 1900.0191
Trả lời:
Thứ nhất, Điều 6 Luật đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, khi bạn tiến hành xây dựng ngôi nhà trong khu đất trồng cây nông nghiệp nghĩa là bạn đã vi phạm một trong những nguyên tắc sử dụng đất nên chính quyền xã đã ra lệnh cho bạn phải tháo dỡ ngôi nhà.
Thứ hai, để ngôi nhà không bị dỡ bỏ bạn phải tiến hành chuyển mục đích sử dụng mảnh đất gắn liền với ngôi nhà đang ở từ đất nông nghiệp thành đất ở. Việc chuyển mục đích sử dụng đất này cần phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 như sau:
“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”
Điều 10 Luật đất đai quy định về việc phân loại đất như sau:
“Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;”
Điều 52 Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”
Như vậy,bạn có thể căn cứ vào các quy định trên để xem mình có đủ điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất hay không.
Thứ ba, bạn có thể tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Điều 69 Nghị đinh 43/2014/NĐ-CP về quy đinh chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013 quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
“Điều 69.Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191.Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Luật LVN Group