Không phải doanh nghiệp nào cũng có quyền phát hành trái phiếu. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

 

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường trong nước có hiệu lực từ 01/01/2021 thì “trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

 

2. Nguyên tắc doanh nghiệp bất động sản phát hành và sử dụng vốn trái phiếu.

Danh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

 

3. Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản.

Kỳ hạn trái phái: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Khối lượng phát hành: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu:

– Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiểu phải là đồng Việt nam

– Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Mệnh giá trái phiếu: Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm nghìn đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghì đồng Việt Nam.

Hình thức trái phiếu: Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.

Lãi suất danh nghĩa trái phiếu: Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi  hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.

Loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định theo quy định pháp luật.

Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành để công bố cho nhà đầu tư trước khi chào bán trái phiếu.

 

4. Điều kiện chào bán trái phiếu

Đối với chào bán trái phiếu không chuyển đối không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng), doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện đầu tiên, doanh nghiệp phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt nam.

Điều kiện 2: Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trọng 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có); trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn,

Điều kiện 3: Đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều kiện 4: Có phương án phát hành trái phiếu được phê duyệt và chấp thuân theo quy định;

Điều kiện 5, có báo cáo tài chính năm trước liề kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định.

Điều kiện 6, đối tượng tham gia đợt chào bán đảm bảo theo quy định.

 

5. Quy trình chào bán trái phiếu

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ chào bán theo quy định;

Bước 2: Doanh nghiệp công bố thông tin trước đợt chào ban theo quy định;

Bước 3: Doanh nghiệp tổ chức chào bán trái phiếu theo các phương thức mà pháp luật quy định. Doanh nghiệp phải hoàn thành việc phân phối trái phiếu trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu.

Bước 4. Doanh nghiệp phát hành thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu theo quy định.

 

6. Hồ sơ chào bán trái phiếu

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm lập hồ sơ chào bán đề phục vụ cho việc chào bán, giao dịch và thanh toán lãi, gốc trái phiếu.

Hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

– Phương án phát hành trái phiếu theo quy định;

– Tài liệu công bố thông tin về đợt chào bán trái phiếu theo quy định;

– Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hạn trái phiếu.

– Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành kế toán;

– Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có);

– Quyết định phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu của cấp có thẩm quyền;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Tài liệu chứng minh đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật chuyên ngành.

 

7. Thực trạng về phát hành và đầu tư trái phiếu bất động sản

Việc phát hành trái phiếu có thể xem là một trong những cách thách giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn để phát triển dự án của mình. 

Theo Hiệp hội thị trường Trái phiếu, tổng khối lượng phát hành quý I/2022 tăng khoảng 18,98% so với cùng kỳ năm 2021, chủ yếu xuất phát từ nhóm bất động sản. Như vậy, việc huy động vốn qua kênh trái phiếu của doanh nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, vào thởi điểm hiện nay, trái phiếu bất động sản gặp nhiều biến động với nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến trái phiếu, huy động vốn của nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư nên lưu ý và nắm bắt thực chất của việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu bất động sản. Sau đó, cần phải nắm rõ về giao dịch phát hành đó, nhất là điều kiện về lãi suất, tài sản đảm bảo, thanh toán gốc và lãi, điều kiện chuyển nhượng. Đặc biệt là tính minh bạch của doanh nghiệp.

Lãi suất trên thị trường trái phiếu hiện nay đang khá hấp dẫn, nó như là một “mồi nhử”. Có doanh nghiệp quảng bá lãi suất. Trái phiếu càng dài hạn đồng nghĩa với việc lãi suất  sẽ càng cao vì tính rủi ro cao hơn. Hiện nay, để đầu tư vào bất động sản thì nhà đầu tư thường thực hiện qua các kênh như: trực tiếp mua sản phẩm là phương thức truyền thống; mua trái phiếu hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Đây là những hình thức đầu tư gián tiếp. 

Nhiều chuyên gia có quan điểm rằng, đầu tư trực tiếp bằng cách mua bất đốc sản sẽ rủi ro hơn nhưng cũng đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Còn đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản thì người mua sẽ nhận được lãi suất ổn định hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nắm và hiểu rõ về doanh nghiệp mà mình đầu tư.

Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến đầu tư trái phiếu, Quý khách có thể liên hệ ngay tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến: 1900.0191 để được hỗ trợ ngay. Trân trọng cảm ơn!