1. Điều kiện được thăng quân hàm trong quân đội?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em muốn hỏi về vấn đề thăng quân hàm trong quân đội. Em hiện là học sinh 12 muốn dự thi vào các khối quân đội, lí lịch không có khuất mắt gì nhưng ông nội là lính quân nhạc thời ngụy. Em thi quân đội được nhưng liệu có được tăng quân hàm như những người khác không ?

 

Trả lời:

Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 quy định:

Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh , hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hànhđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữnghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tínnhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xâydựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xãhội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ

1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này;

b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ,chức danh đang đảm nhiệm;

c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:

Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm;

Trung úy lên Thượng úy: 3 năm;

Thượng úy lên Đại úy: 3 năm;

Đại úy lên Thiếu tá: 4 năm;

Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm;

Trung tá lên Thượng tá: 4 năm;

Thượng tá lên Đại tá: 4 năm;

Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;

Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;

Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.

3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hảiquân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước.

4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưngkhông vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm.

Như vậy, khi đủ các điều kiện nêu trên thì bạn sẽ được thăng hàm giống như các chiến sĩ khác.

 

2. Nghỉ lễ nghỉ tết trong quân đội theo quy định?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi là một quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong quân đội. Vào dịp nghỉ tết âm lịch vừa qua, đơn vị tôi ra một quy định riêng là chia ra làm 02 kíp trực và nghỉ tết. Theo đó thì từ ngày 25/12 -10/01 (âm lịch) (15 ngày), mỗi nhân viên được nghỉ 08 ngày nhưng trừ 05 ngày vào phép năm trước. Như vậy trong 15 ngày này, chúng tôi chỉ được nghỉ tết 03 ngày và không có nghỉ tuần. Như vậy quy định này của đơn vị đúng hay sai?

 

Luật sư trả lời:

Các chế độ nghỉ của sĩ quan

+ Sĩ quan tại ngũ được hưởng các chế độ nghỉ sau: Nghỉ phép hằng năm; Nghỉ phép đặc biệt; Nghỉ ngày lễ, tết; Nghỉ an điều dưỡng; Nghỉ hằng tuần; Nghỉ chuẩn bị hưu.

+ Trong thời gian nghỉ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, sĩ quan được hưởng nguyên lương, các khoản phụ cấp; được thanh toán tiền nghỉ phép theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP ngày 21/02/2012 của Bộ Quốc phòng quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép đối với người hưởng lương làm việc trong các cơ quan, đơn vị Quân đội (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2012/TT-BQP).

Chế độ nghỉ phép hằng năm

+ Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau: Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày; Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày; Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

+ Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:

10 ngày đối với các trường hợp:

– Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;

– Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

– Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.

05 ngày đối với các trường hợp:

– Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;

– Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;

– Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

Sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP.

Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm theo quy định tại những điều nêu trên.

Hằng năm chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị, lập kế hoạch cho sĩ quan nghỉ phép, tỷ lệ nghỉ thường xuyên không quá 15% tổng số sĩ quan của đơn vị. Các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè.

Nghỉ ngày lễ, tết

+ Hằng năm, sĩ quan được nghỉ ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22 tháng 12).

+ Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

Bên cạnh đó Điều 115 Bộ luật lao động quy định:

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:…

b) Tết Âm lịch 05 ngày;…

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.

Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động quy định: Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Khoản 1 Điều 115 của Bộ luật lao động do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo phương án nghỉ Tết Âm lịch cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.

Chế độ nghỉ phép đặc biệt

Ngoài chế độ nghỉ phép hằng năm, sĩ quan được nghỉ phép đặc biệt mỗi lần không quá 10 ngày đối với các trường hợp:

+ Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.

+ Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.

Theo quy định người lao động sẽ được nghỉ lễ tết âm lịch trong 5 ngày. Trường hợp của bạn, bạn chỉ được nghỉ lễ 3 ngày, 5 ngày tính vào nghỉ phép như vậy là không hợp lý. Trừ trường hợp đơn vị có quy định khác hoặc do tính chất công việc nên rút ngắn thời gian nghỉ lễ xuống.

Nhưng bạn có thể hiểu, dù có quy là ngày nghỉ lễ tết hay nghỉ phép hằng năm thì bạn vẫn được hưởng nguyên lương.

Ngoài ra, Nghỉ hằng tuần: Hằng tuần, sĩ quan được nghỉ ngày thứ Bảy, ngày Chủ nhật. Đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ, việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

 

3. Vay tiền nhà nước có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Hiện nay em vừa tốt nghiệp đại học được vài tháng và đang làm trong resort. Trong thời gian theo học đại học em có vay ngân hàng chính sách nhà nước để học tập và chưa chi trả. Em phải nuôi dưỡng hai ba mẹ già không còn làm ra thu nhập. Lúc trước gia đình đã có một người anh trai đi nghĩ vụ quân sự và hoàn thành xong. Hiện tại, em có thông tin công an xã muốn triệu tập em về để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Trong khi đó em vay tiền nhà nước em vừa ra trường chưa làm trả nợ hết mà phải đi nghĩa vụ quân sự. Cho em hỏi trường hợp em như vậy có được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự không. em chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.

Bên cạnh đó, Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự quy định vềTạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ như sau:

“1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vay tiền của nhà nước để đi học không thuộc trường hợp tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, nếu bạn là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động và có cơ sở chứng minh việc này thì bạn thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ.

 

4. Sĩ quan quân đội nhân dân chuyển ngành được quy định như thế nào?

Xin chào Luật sư của LVN Group, Em có câu hỏi mong được Luật sư của LVN Group giải đáp. Chồng em là sĩ quan tại ngũ, em có nguyện vọng muốn xin cho chồng chuyển công tác về một đơn vị khác gần gia đình hơn. Nhưng không biết có luật nào quy định cụ thể về vấn đề này không? và thủ tục nó như thế nào ạ?

Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2019 quy định:

“Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ

1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ điều kiện nghỉ hưu;

b) Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;

c) Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;

d) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.

2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:

a) Nghỉ hưu;

b) Chuyển ngành;

c) Phục viên.

d) Nghỉ theo chế độ bệnh binh.

3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sỹ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị.”

*Sĩ quan chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:

– Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với những sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức;

– Bảo lưu mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;

– Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu;

– Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;

– Trường hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác.

 

5. Học tiểu đội trưởng trong 6 tháng thì có phải phục vụ thêm trong quân đội?

Luật sư cho em hỏi, bạn em nhập ngũ vào tháng 3/2018. Sau 3 tháng tân binh thì đăng kí học tiểu đội trưởng trong 6 tháng. Vậy Luật sư của LVN Group cho em hỏi, khi học xong tiểu đội trưởng thì bạn em có xuất ngũ cùng đợt với lính tháng 3/2018 hay không. Hay phải phục vụ thêm nữa. Quy định về phong và thời hạn phong quân hàm như thế nào ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

1. Quy định về phong quân hàm

Hiện nay theo Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức; chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được Bộ Quốc phòng ban hành ngày 26/01/2016 Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có 3 bậc quân hàm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có 2 bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.

Công dân được gọi nhập ngũ vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày giao nhận quân; trong trường hợp không giao nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận.

Công dân qua tuyển sinh quân sự vào học tập tại các trường, được cấp có thẩm quyền công nhận là quân nhân thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày được công nhận quân nhân.

Binh sĩ dự bị hạng hai khi được sắp xếp, bổ nhiệm vào đơn vị dự bị động viên thì được phong cấp bậc Binh nhì kể từ ngày có quyết định sắp xếp, bổ nhiệm.

2. Về thời hạn xét thăng cấp bậc quân hàm

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ đang công tác tại đơn vị, thăng cấp bậc Binh nhất cho Binh nhì có đủ 6 tháng phục vụ tại ngũ. Thăng cấp bậc Hạ sĩ cho Binh nhất được bổ nhiệm chức vụ Phó Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn; các chức danh có cấp bậc Hạ sĩ và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 6 tháng.

Thăng cấp bậc Trung sĩ cho Hạ sĩ được bổ nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn; các chức danh có cấp bậc Trung sĩ và hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 6 tháng. Thăng cấp bậc Thượng sĩ cho Trung sĩ giữ chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương được bổ nhiệm chức vụ Phó Trung đội trưởng hoặc các chức vụ tương đương, không phụ thuộc vào thời hạn; Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp đúng biên chế, đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 6 tháng.

Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên trong các nhà trường, việc thăng cấp bậc được quy định như sau:

Trường hợp học viên đang học tại các nhà trường: Thăng cấp bậc Binh nhất cho học viên đã giữ cấp bậc Binh nhì đủ 6 tháng; thăng cấp bậc Hạ sĩ cho học viên đã giữ cấp bậc Binh nhất đủ 6 tháng; thăng cấp bậc Trung sĩ cho học viên đã giữ cấp bậc Hạ sĩ đủ 12 tháng; thăng cấp bậc Thượng sĩ cho học viên đã giữ cấp bậc Trung sĩ đủ 12 tháng.

Trường hợp học viên tốt nghiệp đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy: Đào tạo Tiểu đội trưởng và các chức vụ tương đương, tốt nghiệp loại khá trở lên được thăng cấp bậc Trung sĩ, loại trung bình thăng cấp bậc Hạ sĩ. Đào tạo Phó Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương, tốt nghiệp được thăng cấp bậc Thượng sĩ…

3. Việc học lớp Tiểu đội trưởng

Theo quy định thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây: Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Như vậy, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng. Còn việc đi học tiểu đội trưởng thời hạn là thêm 6 tháng nữa.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng cảm ơn!