Trả lời:
Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Bộ luật Lao động 2012
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
Luật Việc làm 2013
Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
2. Nội dung tư vấn:
Thưa Luật sư của LVN Group cháu muốn hỏi về chế độ thai sản. Cháu đi làm gần ba tháng thì bị sảy thai . cháu thử việc 1 tháng và tháng thứ hai cháu đóng BHXH cháu bị sảy thai khi thai được 6tuan cty cho cháu nghỉ 20 ngày vậy Luật sư của LVN Group cho cháu hỏi cháu đóng BHXH chưa được 6 tháng thì cháu có được hưởng bảo hiểm không ạ. Mong bác sĩ tư van giúp chau
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, chỉ những lao động tại điểm b,c và d Khoản 1 điều trên mới phải đáp ứng điều kiện đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, còn truwofng hợp của bạn không cần điều kiện này.
Về chế độ khi bị sảy thai, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Như vậy, bạn được hưởng chế độ thai sản là nghỉ 20 ngày và hưởng trợ cấp = (mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội) : 30 x20
Tôi hiện nay đang nghỉ thai sản , tôi muốn hỏi nghỉ thai sản có được hưởng phụ cấp lâu năm vùng khó khăn và phụ cấp thâm niên nhà giáo không
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, phụ cấp thâm niên nghề được tính đóng BHXH còn phụ cấp lâu năm thì không nên thời gian nghỉ thai sản được hưởng phụ cấp thâm niên nhưng không được hưởng phụ cấp lâu năm.
Thưa Luật sư của LVN Group,em dóng bảo hiểm liên tiếp được hơn 1 năm. E vừa duoc hưởng bh thai sản. Con e đã được gần 6tháng.e k đi làm nữa, vậy e có được hưởng bh thất nghiệp k ạ
Luật Việc làm 2013 quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
Tức là:
– Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn)
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng)
Như vậy, nếu như bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuộc các trường hợp đúng pháp luật theo Điều 37 Bộ luật Lao động 2012 và đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định trên thì sẽ đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Cho em hỏi về việc xin thôi việc đối vớ giáo viên: Hiện tại em là giáo viên THPT giảng dạy từ năm 2/2013 đến nay, và em vừa nghỉ thai sản từ tháng 9/2015 đến 3/2016. Nay e muốn xin thôi việc thì thủ tục như thế nào, và khi thôi việc em được huỏng trợ cấp như thế nào? Và nếu như e chưa được giải quyết thôi việc mà tự nghỉ việc thì sao ạ? Cám ơn nhiều ạ.
Về quy trình thôi việc đối với viên chức bạn tham khảo ở các quy định dưới đây:
Điều 38. Giải quyết thôi việc – Nghị định 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức:
“1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
b) Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật Viên chức;
c) Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật Viên chức.”
Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc – Luật viên chức
“4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng
làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều này; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều này.”
Nếu bạn đã viết đơn tự nguyện thôi việc theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP và không được đồng ý, bạn có thể thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 38 và phải tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định tại Điều 29 – Luật viên chức .
Điều 45. Chế độ thôi việc
1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, khi được thôi việc, bạn được hưởng trợ cấp thôi việc (không tính thời gian đóng BH thất nghiệp) và trợ cấp thất nghiệp (nếu có đóng BH thất nghiệp). Còn nếu như không thể nghỉ việc đúng pháp luật, mà bạn tự ý nghỉ việc thì sẽ chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu đóng BH thất nghiệp và có đầy đủ hồ sơ, điều kiện hưởng).
Người lao động đã làm công ty được 4 năm, hiện tại đang nghỉ chế độ thai sản. người sử dụng lao động nói: sau khi nghỉ thai sản xong thì kết thúc hợp đồng lao động, trước thời điểm nghỉ thai sản thì người sử dụng lao động đã ép làm đơn xin thôi việc với lý do : Bận việc nhà, phải chăm sóc con ( không ghi ngày tháng năm chỉ ký tên) điều này có đúng quy định của luật lao động hay không. Xin chân thành nhờ chuyên gia TVL TRỰC TUYẾN hỗ trợ em
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn luật Lao động – Công ty Luật LVN Group.