1.Khi nào hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn?

Trường hợp xét thấy vụ án có đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 456 Bộ luật Tố tụng hình sự mà Cơ quan điều tra không ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, thì Viện kiểm sát có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc có văn bản nêu rõ lý do không áp dụng thủ tục rút gọn. Trường hợp nhận được văn bản nêu rõ lý do không áp dụng thủ tục rút gọn của Cơ quan điều tra mà Viện kiểm sát thấy phải áp dụng thủ tục rút gọn thì Viện kiểm sát ra quyết định và chuyển cho Cơ quan điều tra để thực hiện.

Quy định của pháp luật về hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được quy định như sau:

>> Xem thêm: Đơn khởi kiện là gì ? Khái niệm về đơn khởi kiện

+ Trong quá trình áp dụng thủ tục rút gọn, nếu một trong các điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không còn hoặc vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

+ Thời hạn tố tụng của vụ án được tính tiếp theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ khi có quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

2. Về thời hạn điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn

-Thời hạn điều tra: Thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọn theo quy định BLTTHS cũ là 12 ngày ; thời hạn này theo luật mới được tăng lên thành 20 ngày. Thời hạn được tính kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

-Thời hạn truy tố: Theo quy định của BLTTHS cũ thì sau khi nhận được quyết định đề nghị truy tố và hồ sơ vụ án của Cơ quan Điều tra thì Viện kiểm sát tiến hành xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án và trong thời hạn không quá bốn ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định sau: truy tố bị can trước Toà án bằng quyết định truy tố, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án. Quy định BLTTHS hiện hành là 05 ngày.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự, đại diện tranh tụng tại Toà án

-Thời hạn xét xử sơ thẩm: Là 14 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án theo bộ luật cũ và 17 ngày theo quy định của BLTTHS năm 2015. Trong thời hạn này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng; tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên toà, “trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định, Toà án phải mở phiên toà xét xử vụ án”.

-Thời hạn xét xử phúc thẩm: BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn là 22 ngày. Như đã nói ở trên, đây là quy định mới, khắc phục sự thiếu sót của BLTTHS cũ

3. Về thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn

Vụ án áp dụng thủ tục rút gọn là vụ án ít nghiêm trọng, người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, người phạm tội tự thú; hành vi phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng nên pháp luật cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng không phải thực hiện một số thủ tục tố tụng không cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án.
Điều 460, 461, 462 BLTTHS năm 2015 quy định về điều tra, quyết định truy tố, chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về cơ bản không có gì thay đổi nhiều so với BLTTHS cũ, ngoại trừ quy định bổ sung làm rõ hơn hình thức, nội dung của Quyết định đề nghị truy tố, Quyết định truy tố; bổ sung thêm trong giai đoạn truy tố Viện kiểm sát có thẩm quyền không truy tố bị can và ra quyết định đình chỉ vụ án; quy định rõ hơn về thời hạn phải gửi các quyết định đề nghị truy tố, quyết định truy tố, quyết định đưa vụ án ra xét xử của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

-Thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra: Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tố và gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự, đại diện tranh tụng tại Toà án

-Thủ tục tố tụng trong giai đoạn truy tố: Khi nhận được hồ sơ vụ án Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây: Quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án; Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định tạm đình chỉ vụ án; Quyết định đình chỉ vụ án.

Như vậy, các căn cứ để Viện kiểm sát ra một trong những quyết định trên vẫn phải tuân thủ theo các quy định chung của BLTTHS, thủ tục ra các quyết định này chỉ khác thủ tục chung ở quyết định truy tố thay cho bản cáo trạng trong trường hợp Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, còn hình thức của các quyết định khác không thay đổi, và khi ra các quyết định không phải là quyết định truy tố bị can ra trước Toà án, Viện kiểm sát còn phải ra quyết định huỷ bỏ áp dụng thủ tục rút gọn.

4.Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm

Kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong các quyết định sau đây: Đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn; Trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Tạm đình chỉ vụ án; Đình chỉ vụ án.

Như vậy các thủ tục tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn về cơ bản giống như thủ tục tố tụng chung. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, một vướng mắc được thực tiễn nêu ra là Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử lúc nào?

Điều 324 BLTTHS cũ, Điều 462 BLTTHS năm 2015 không quy định thời hạn mà Tòa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo trước khi mở phiên tòa như thủ tục thông thường mà chỉ yêu cầu phải mở phiên tòa trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy có thể hiểu, Tòa án giao quyết định đưa vụ án ra xét xử bất cứ lúc nào, thậm chí chỉ một ngày trước phiên tòa xét xử mà vẫn không bị xem là vi phạm. Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị cáo trong việc nhờ người bào chữa, sắp xếp công việc để ra Tòa đúng thời gian (nếu bị cáo tại ngoại), không kịp xin thay đổi người tiến hành tố tụng…

> Xem thêm: Xã hội hoá thi hành án dân sự là gì ? Nguyên tắc của luật thi hành án dân sự

Phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo BLTTHS cũ áp dụng thủ tục rút gọn vẫn phải tuân thủ mọi quy định chung như đối với các vụ án khác: xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, thành phần Hội đồng xét xử gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm, sự có mặt của bị cáo, Kiểm sát viên, người bào chữa (nếu có), người làm chứng, và một số vấn đề khác và vẫn phải tiến hành theo trình tự: thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi tại phiên toà, tranh luận tại toà, nghị án và tuyên án.

Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa sơ thẩm theo BLTTHS năm 2015 được thực hiện theo thủ tục chung, nhưng có điểm đáng chú ý là không có thủ tục nghị án, vì phiên tòa xét xử sơ thẩm do 01 Thẩm phán tiến hành.

-Thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử phúc thẩm.

Về chuẩn bị xét xử phúc thẩm: Tại khoản 2 Điều 464 BLTTHS năm 2015 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ban hành một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án. Trường hợp Thẩm phán ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
Về phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng như phiên tòa xét xử sơ thẩm là không có thủ tục nghị án, vì phiên tòa xét xử phúc thẩm cũng chỉ do 01 Thẩm phán tiến hành Giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ án đã xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được tiến hành theo thủ tục chung.

5. Quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn

Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang). Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh

Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền của mình hay người có thẩm quyền quy định tại BLTTHS được áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn nêu trên khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hay có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội. Trong thủ tục rút gọn, các biện pháp này đều có thể được áp dụng (trừ bắt người trong trường hợp khẩn cấp vì vụ án theo thủ tục rút gọn chỉ là bắt người phạm tội quả tang).

Thủ tục rút gọn được áp dụng đối với các vụ án phạm tội quả tang, người phạm tội đầu thú, trong thực tế tạm giữ là biện pháp được áp dụng phổ biến với các vụ án . Các quy định về căn cứ, thẩm quyền và trình tự áp dụng biện pháp tạm giữ được tiến hành theo thủ tục chung. Thời hạn tối đa không quá 3 ngày, kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt, không được gia hạn tạm giữ .

Việc áp dụng biện pháp tạm giam cũng phải tuân thủ các quy định về căn cứ, trình tự, thẩm quyền như thủ tục tạm giam bình thường. Về nguyên tắc thời hạn tạm giam không vượt quá thời hạn tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. BLTTHS cũ quy định thời hạn tiến hành tố tụng theo thủ tục tố tụng là 30 ngày (trong đó điều tra 12 ngày, truy tố 4 ngày, xét xử 14 ngày) do đó thời hạn tạm giam tối đa là 30 ngày. Điều 459 BLTTHS năm 2015 mở rộng thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày, trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về hiệu lực bản án, quyết định sơ thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự .

Trân trọng./.

>> Xem thêm: Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án dân sự, đại diện tranh tụng tại Toà án

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group