1. Hoạt động ngoại hối là gì?

Hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép là hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép với người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối bao gồm hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế và hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

 

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối của công ty tài chính tổng hợp là gì?

Chào Luật sư của LVN Group, Tôi là Gia Khiêm, sống tại Bắc Giang. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi vấn đề sau ạ: Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối của công ty tài chính tổng hợp được quy định cụ thể ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào?

Mong Luật sư của LVN Group giải đáp. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo nội dung bạn hỏi, pháp luật hiện hành quy định về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng tại Thông tư 21/2014/TT-NHNN và sửa đổi bổ sung tại Thông tư 28/2016/TT-NHNN. Bạn có thể tìm kiếm thông tin pháp lý tại 02 văn bản pháp lý này.

Đối với công ty tài chính tổng hợp pháp luật quy định phải được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước mới được thực hiện hoạt động ngoại hối. Và hồ sơ xin chấp thuận được quy định tại Điều 27 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (sửa đổi tại Điều 1 Thông tư 28/2016).

Theo đó pháp luật quy định chia hồ sơ theo 03 nhu cầu hoạt động ngoại hối như sau:

Một là, Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước;

+ Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối theo mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này;

+ Quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động ngoại hối, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung: nhận dạng các loại rủi ro, phương án quản lý các rủi ro này;

+ Báo cáo mô tả hệ thống công nghệ thông tin, các giải pháp kỹ thuật áp dụng và quy trình xử lý các hoạt động ngoại hối trong hệ thống công nghệ thông tin theo các nội dung quy định tại Phụ lục 3 đính kèm Thông tư này.

Hai là, Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế;

+ Các đầu hồ sơ theo hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước;

+ Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch đối với các đối tác, trong đó phải bao gồm quy định về rà soát, đánh giá lại đối tác theo định kỳ và khi có sự kiện đột xuất ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của các đối tác.

Ba là, Hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế:

+ Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm Thông tư này, trong đó nêu rõ sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm đề nghị thực hiện và thời gian thực hiện;

+ Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng trong năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn;

+ Quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ với các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp đối với từng hoạt động ngoại hối đề nghị được thực hiện, trong đó các biện pháp quản lý rủi ro tối thiểu bao gồm các nội dung: nhận dạng các loại rủi ro, phương án quản lý các rủi ro này;

+ Quy định nội bộ về tiêu chuẩn lựa chọn tổ chức đối tác, hạn mức giao dịch đối với các đối tác, trong đó phải bao gồm quy định về rà soát, đánh giá lại đối tác theo định kỳ và khi có sự kiện đột xuất ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng của các đối tác;

+ Báo cáo tình hình hoạt động ngoại hối trong nước năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép và đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn, trong đó cam kết không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động ngoại hối;

+ Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm liền kề năm đề nghị cho phép thực hiện có thời hạn.

 

3. Điều kiện thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường?

Xin chào công ty luật LVN Group. Tôi là Tuấn Phương, hiện tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo tôi được biết các tổ chức tín dụng để được hoạt động ngoại hối phải đáp ứng điều kiện theo quy định. Vậy đối với công ty tài chính tổng hợp thì điều kiện thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước được quy định như thế nào? Rất mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Công ty tài chính tổ chức tín dụng phi ngân hàng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng (trừ nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Công ty tài chính tổng hợp là công ty tài chính được thực hiện các hoạt động quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và Nghị định định 39/2014/NĐ-CP.

Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (sửa đổi tại Khoản 24 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN) thì điều kiện thực hiện hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của công ty tài chính tổng hợp đó là: “Công ty tài chính tổng hợp đáp ứng các điều kiện như đối với ngân hàng thương mại quy định tại Điều 8 Thông tư 21/2014/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước”.

Theo đó, chiếu tới Điều 8 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (sửa đổi tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN) thì điều kiện công ty tài chính tổng hợp cần đáp ứng đó là:

+ Có hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về quản trị điều hành, quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật đối với hoạt động ngoại hối như: Hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động ngoại hối, các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu; phương án dự phòng thảm họa; các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối.

+ Có quy định nội bộ về quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động ngoại hối đề nghị thực hiện.

 

4. Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của công ty cho thuê tài chính

Xin chào công ty luật LVN Group. Tôi là Phan Huy, hiện tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của công ty cho thuê tài chính được quy định cụ thể ra sao?

Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (sửa đổi bổ sung tại Khoản 23 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN) thì phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của công ty cho thuê tài chính được quy định cụ thể như sau:

+ Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng là tổ chức không phải là tổ chức tín dụng.

+ Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép.

+ Vay vốn bằng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép, tổ chức tài chính trong nước.

+ Cho vay bổ sung vốn lưu động bằng ngoại tệ đối với bên thuê tài chính.

+ Nhận ủy thác cho thuê tài chính bằng ngoại tệ.

+ Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối.

+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.

+ Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính bằng ngoại tệ.

+ Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối.

 

5. Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Chào công ty luật LVN Group, tôi tên là An Huy sống tại Kiên Giang. Hiện tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Luật sư cho tôi hỏi, phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể ra sao?

Mong nhận được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Xin cảm ơn!

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN) thì phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

+ Thanh toán, chuyển tiền quốc tế để phục vụ cho các khách hàng tại Việt Nam.

+ Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế.

+ Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đối với hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước.

+ Bao thanh toán quốc tế, bảo lãnh bằng ngoại tệ để phục vụ cho các khách hàng tại Việt Nam.

+ Gửi ngoại tệ ở nước ngoài (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn).

+ Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc quy định tại điểm b(i) khoản 1 Điều 4 Thông tư này, không phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận bổ sung hoạt động ngoại hối.

+ Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường quốc tế ngoài các hoạt động quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này theo nguyên tắc quy định tại điểm b(ii) khoản 1 Điều 4 Thông tư này, không phải làm thủ tục đề nghị chấp thuận bổ sung hoạt động ngoại hối.

 

6. Hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và quốc tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Thưa Luật sư của LVN Group, Ngoài hoạt động ngoại hối trong nước và quốc tế thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn được phép hoạt động ngoại hối khác nào nữa không? Có quy định pháp luật quy định cụ thể về vấn đề này không ạ? Rất mong nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 21/2014/TT-NHNN (sửa đổi bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 28/2016/TT-NHNN) thì hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và quốc tế của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định cụ thể như sau:

+ Ngoài các hoạt động ngoại hối quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện có thời hạn các hoạt động ngoại hối khác đối với từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm cụ thể, bao gồm:

+ Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước;

+ Các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường quốc tế để phục vụ khách hàng tại Việt Nam.

– Sau khi hết thời hạn được phép thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế tại văn bản chấp thuận có thời hạn, trường hợp có nhu cầu tiếp tục thực hiện, trên cơ sở đáp ứng đủ điều kiện và hồ sơ quy định tại Điều 18, Điều 20 Thông tư này và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước xem xét, cho phép thực hiện các hoạt động ngoại hối này tại văn bản gia hạn văn bản chấp thuận có thời hạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!