1. Ai là người xem xét các dấu vết trên thân thể ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900.0191

Căn cứ theo điều 203 bộ luât tố tụng hình sự 2015 quy định như sua :

Điều 203. Xem xét dấu vết trên thân thể

1. Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.

2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.

Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.

Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

2.Nghiêm cấm những hành vi nào khi đang xem xét dấu vết trên cơ thể

Căn cứ theo khoản 2 điều 203 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về những điều cấm trong khi xem xét dấu vết trên thân thể

Điều 203. Xem xét dấu vết trên thân thể

1. Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.

2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.

Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.

Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.

3. Nguyên tắc của việc xem xét dấu vết trên thân thể

>> Xem thêm: Hình sự hóa là gì ? Khái niệm về hình sự hóa được hiểu như thế nào ?

Tại khoản 1, điều 203, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thẩm quyền xem xét dấu vết trên thân thể như sau:
“Điều 203. Xem xét dấu vết trên thân thể
1. Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.”
Điều luật quy định về biện pháp xem xét dấu vết trên thân thể. Xem xét dấu vết trên thân thể cũng tác động trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân giống biện pháp điều tra khám xét người. Tuy nhiên, hai biện pháp này có mục đích khác nhau.
Đối tượng áp dụng biện pháp này là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại và người làm chứng. Điều luật quy định, khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyệt vụ án trên thân thể của những người tham gia tố tụng nêu trên.
Nếu cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền trưng cầu giám định.
Tại khoản 2, điều 203, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc xem xét dấu vết trên thân thể như sau:
“2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.
Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.
Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xétt dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này”.
Như vậy, nguyên tắc xem xét dấu vết trên thân thể được quy định giống với khám xét người. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.
Để đảm bảo không xâm phạm đến các quyền của con người khi khám xét thì luật quy định nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.
Đồng thời, khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể. Trong trường hợp cần thiết thì phải chụp ảnh, trưng cầu giám định
Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Đối tượng áp dụng biện pháp này là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại và người làm chứng. Điều luật quy định, khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyệt vụ án trên thân thể của những người tham gia tố tụng nêu trên.

Nếu cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền trưng cầu giám định.

4. So sánh khám xét người với xem xét dấu vết trên thân thể

>> Xem thêm: Lời nói sau cùng của bị cáo là gì ? Quy định pháp luật về lời nói sau cùng của bị cáo

Khám xét người Xem xét dấu vết trên thân thể
Khái niệm Khám xét người là lục soát, tìm tòi trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật đem theo của bị can, bị cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp quả tang hoặc khẩn cấp, người đang bị truy nã hoặc người có mặt ở nơi đang bị khám xét mà có căn cứ cho rằng người đó đang giấu trong người đồ vật cần thu giữ, nhằm mục đích phát hiện, thu giữ những vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ án. Xem xét dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm (tức là dấu vết do hành vi phạm tội gây ra như: vết đâm, chém, vết bầm, vết xước… trên người những đối tượng trên) hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như vết xăm trổ, chàm, bớt, sẹo cần xem xét để nhận dạng bị can, bị cáo…
CSPL Điều 194 BLTTHS 2015 Điều 203 BLTTHS 2015
Đối tượng Bị can, bị cáo, người bị bắt giữ trong trường hợp quả tang hoặc khẩn cấp, người đang bị truy nã Người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng (Khoản 1 Điều 203 BLTTHS 2015).
Yêu cầu Có lệnh khám xét Điều tra viên tiến hành
Mục đích Tìm kiếm công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án Phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án

Các tìm kiếm liên quan đến so sánh khám người với xem xét dấu vết trên thân thể, khám người theo thủ tục tố tụng hình sự, so sánh khởi tố vụ án hình sự với khởi tố bị can, khám người là gì, xem xét dấu vết trên thân thể là gì, so sánh hỏi cung và lấy lời khai, khám xét dấu vết trên thân thể, điều 142 bộ luật tố tụng hình sự

5.Bình luận và phân tích vấn đề xem xét dấu vết trên thân thể theo quy định

>> Xem thêm: Bức cung là gì ? Khái niệm bức cung được hiểu như thế nào ?

Xem xét dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm (tức là dấu vết do hành vi phạm tội gây ra như: vết đâm, chém, vết bầm, vết xước… trên người những đối tượng trên) hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như vết xăm trổ, chàm, bớt, sẹo cần xem xét để nhận dạng bị can, bị cáo…

– Trong trường hợp cần thiết như việc xem xét dấu vết trên thân thể đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về y học thì Cơ quan điều tra phải mời bác sĩ pháp y tham gia hoặc trưng cầu giám định pháp y theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Người tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể phải là người cùng giới và phải có người cùng giới chứng kiến. Không được xâm phạm nhân phẩm hoặc sức khoẻ của người bị xem xét tức là phải xem xét ở chỗ kín đáo, những người không có nhiệm vụ không được tham dự và không được bình phẩm về thân thể của người bị xem xét.

Tham khảo mẫu biên bản xem xét dấu vết trên thân thể

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_______________

BIÊN BẢN XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ

Hồi …………. giờ …………. ngày …………. tháng …………. năm ……………………… tại

Chúng tôi gồm:

Ông/bà: Điều tra viên

thuộc Cơ quan

Ông/bà:

là người chứng kiến

Ông/bà(1)

Căn cứ Điều 178 và Điều 203 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản xem xét dấu vết trên thân thể đối với …………………………………………………………………………………………………………………………..(2):

Họ tên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………….. Giới tính:

Tên gọi khác:

Sinh ngày…………… tháng …………. năm ……………….. tại:

Quốc tịch:………………………………………..; Dân tộc:……………………………………………; Tôn giáo: ………………………………………………………

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:

cấp ngày…………tháng ……….. năm ……………………Nơi cấp:

Nghề nghiệp:

Nơi cư trú:

Khi xem xét thân thể của(2)

chúng tôi phát hiện thấy có dấu vết ở các vị trí trên thân thể như sau(3):

Người được xem xét dấu vết trên thân thể trình bày như sau(4) :

Ngoài những dấu vết trên, chúng tôi không phát hiện dấu vết nào khác.

Việc xem xét dấu vết trên thân thể kết thúc hồi ……….. giờ ……… ngày……..tháng …….. năm

Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây. Biên bản này được lập thành hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.

NGƯỜI ĐƯỢC XEM XÉT

DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ

ĐIỀU TRA VIÊN

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

BÁC SỸ

(Nếu có)

Hướng dẫn kê khai biên bản xem xét dấu vết trên thân thể

Trường hợp cần thiết có bác sĩ tham gia;

Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại hoặc người làm chứng;

Ghi rõ vị trí, kích thước, đặc điểm, tình trạng của dấu vết; có thể chụp ảnh, vẽ sơ đồ của dấu vết. Trường hợp cần thiết thì tiến hành trưng cầu giám định. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành.

Ghi rõ lý do có dấu vết đó.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group – Sưu tầm & biên tập

>> Xem thêm: Hoạt động nhận thức, vai trò của nhận thức và thiết kế trong giai đoạn điều tra ?